MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

GoViet từ “tân binh” thành “bảo bối” đặt món trực tuyến như thế nào?

17-01-2020 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Dù chỉ mới được triển khai ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2018 và Hà Nội từ tháng 3/2019, GoFood đã nhanh chóng chiếm được vị trí ưu thế trên thị trường bất chấp “chảo lửa” cạnh tranh đang trong giai đoạn khốc liệt. Thực chất, tân binh này đã dùng “lối tắt” nào để trở thành “bảo bối” gọi món được ưa chuộng hiện nay?

 Thị trường giao nhận thức ăn tại Việt Nam trong thời gian gần đây cực kỳ sôi động, dự kiến đạt con số 38 triệu đô vào năm 2020. Chính vì vậy, thị trường này cũng được đánh giá là "đại dương đỏ" từng nhấn chìm kế hoạch chinh phục của không ít ứng dụng trong lẫn ngoài nước bởi sự cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, GoViet liên tiếp ghi những cột mốc ấn tượng chỉ sau hơn một năm ra mắt với 150.000 tài xế, 80.000 nhà hàng từ bình dân, chuỗi quán ăn, đến các lựa chọn ẩm thực đỉnh cao và hơn 1 triệu món ăn trong danh mục – chính thức chiếm lĩnh vị thế hàng đầu ứng dụng đặt món.   

Cuộc đua marathon dài hơi quyết định "kẻ ở người đi" này trước nay tưởng chừng chỉ xoay quanh bài toán tốc độ, khuyến mãi và sự đa dạng món ăn, thì sự bứt tốc của GoViet cho thấy luật chơi đã được viết lại theo một cách rất khác: bên cạnh việc đổ tiền vào "phần cứng" như hạ tầng công nghệ, thì việc đầu tư cho "phần mềm" bằng cách tối ưu trải nghiệm cho người dùng và đối tác trở thành vấn đề then chốt trong chiến lược giành, giữ, và mở rộng thị phần.

Hiểu tâm lý người dùng

Có thể thấy, GoViet đặt tâm tư rất nhiều vào trải nghiệm từ góc nhìn của khách hàng, từ đó hướng sản phẩm của mình làm sao phục vụ các thượng đế tốt nhất. Chẳng hạn như, app của GoViet có giao diện thân thiện, dễ dùng và thuận tiện. Các voucher khuyến mại không chỉ đảm bảo về "lượng" (số lượng nhiều), mà còn về "chất", tức theo xu hướng ăn uống phổ biến, đồng thời hiển thị rõ ràng, để khách hàng tiện theo dõi và sử dụng được ngay.

Theo nhiều người dùng, đối với GoFood, điểm mạnh còn nằm ở danh mục thức ăn sắp xếp khoa học, có nhiều lựa chọn nhà hàng, dễ dàng khám phá các hạng mục ở gần mình nên rất tiện lợi. GoFood còn gợi ý món ăn theo thời điểm trong ngày, đủ mọi lựa chọn phù hợp cho buổi sáng, trưa, tối và cả ăn xế nên khách hàng chỉ cần lướt phím là bữa ăn mình thích sẽ được phục vụ nóng hổi, thơm ngon. Đặc điểm này bắt mạch đúng tâm lý giới văn phòng không cần phải đau đầu suy nghĩ "hôm nay ăn gì?", "bữa nay món gì?".

GoViet từ “tân binh” thành “bảo bối” đặt món trực tuyến như thế nào? - Ảnh 1.

Giao diện thân thiện

Mặt khác, hiểu rõ nhu cầu của các khách hàng Việt có những lúc sẽ cần đặt xe cho người thân, hay đặt thức ăn cho đồng nghiệp, bạn bè, ứng dụng GoViet cho phép khách hàng có thể cùng lúc đặt 2 chuyến bike (xe công nghệ) và 3 chuyến food (giao thức ăn nhanh). Bằng những sự quan tâm nho nhỏ nhưng tinh tế như thế, cùng với sự nhiệt tình và niềm nở của các bác tài áo đỏ, dễ lý giải vì sao GoViet nhanh chóng nhận được sự tin dùng của khách hàng chỉ sau vài lần sử dụng, và níu chân họ như những khách hàng thân thiết nhất.

Nghĩ trọn cho các "chiến binh" áo đỏ

Với bất kỳ ứng dụng đặt món trực tuyến nào thì lực lượng tài xế được xem là một trong những yếu tố cạnh tranh chủ lực. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, sở dĩ GoViet có thể thu hút hơn 150.000 đối tác tài xế trong thời gian qua là nhờ cách doanh nghiệp này biết nghĩ cho các bác tài từ những điều đơn giản nhất.

Chẳng hạn như, trong ứng dụng cập nhật mới, đối tác tài xế có thể xem thu nhập trong 7 ngày trước (thay vì 1 ngày), từ đó có thể tính toán và điều chỉnh cường độ làm việc để thu nhập phù hợp hơn. Ngoài ra, app GoViet còn có nút "Nghỉ một lúc", giúp bác tài nghỉ ngơi chủ động hơn, tránh tình trạng vừa kết thúc chuyến đi này lại nhận ngay chuyến khác.

Các bác tài cũng rất ưng tính năng giúp tài xế xem được đoạn đường di chuyển để đón khách bằng màu xanh và đoạn đường di chuyển để trả khách bằng màu cam ngay trên app GoViet. Chức năng này không chỉ thuận tiện hơn cho các đối tác tài xế, mà còn giúp tăng cường tính hiệu quả của các chiến binh áo đỏ khi các bác tài có thể hình dung trước đoạn đường đón và trả khách.

Ngoài ra, chăm chút hơn cho các bác tài của mình, GoViet là hãng gọi xe công nghệ đầu tiên và duy nhất hiện nay triển khai công cụ kiểm tra thu nhập trực tuyến để các bác tài có thể chủ động tra cứu các khoản thu nhập của mình cũng như nghĩa vụ thuế cần phải thực hiện trong năm. Chính điều này mang đến sự minh bạch trong các khoản thu thuế đối với các bác tài, đồng thời giúp các đối tác tài xế cảm thấy yên tâm và chủ động hơn trong việc quản lý thu nhập của mình.

GoViet từ “tân binh” thành “bảo bối” đặt món trực tuyến như thế nào? - Ảnh 2.

Tra cứu thu nhập rõ ràng, minh bạch

Nhìn chung, khi hệ sinh thái ngày càng hoàn thiện, các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế số sẽ chuyển từ tập trung tìm kiếm khách hàng mới sang tăng cường trải nghiệm, tương tác với khách hàng hiện tại. Theo đó, có vẻ GoViet đang đón đầu xu hướng này bằng việc tăng cường đầu tư và dành sự quan tâm cho trải nghiệm của người dùng và đối tác, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính mình bên cạnh ưu thế công nghệ đa nền tảng từ tập đoàn mẹ Gojek, qua đó tạo nên những giá trị xã hội tích cực đồng thời giúp nâng cao tính hiệu quả trên thị trường.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên