Grab và Gojek: Hơn cả cuộc chiến của những chiếc xe
Cuộc đối đầu giữa hai siêu ứng dụng Grab và GoJek, nay là GoTo, ngày càng căng thẳng với định hướng fintech (công nghệ tài chính) rõ ràng hơn.
- 18-05-2021Từ Bitcoin đến Dogecoin: Động lực thực sự thúc đẩy đà tăng là gì và đâu là tương lai của thị trường tiền số?
- 18-05-2021Mất hàng tỷ USD khi làm 'cá voi Nasdaq', Masayoshi Son quyết định thu hẹp quy mô của đơn vị chuyên đặt cược cổ phiếu công nghệ
Tháng trước, Grab cho biết sẽ IPO tại Mỹ thông qua vụ sáp nhập SPAC lớn nhất lịch sử. Nay, Gojek tuyên bố sáp nhập với sàn thương mại điện tử Tokopedia để tạo ra ra gã khổng lồ kỹ thuật số tại Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới. GoTo – pháp nhân mới – sẽ niêm yết kép tại cả Mỹ và Indonesia trong năm nay.
Cả Grab và GoTo đều xuất phát từ các ứng dụng gọi xe. Mục tiêu của họ khi sáp nhập, theo Bloomberg, là sở hữu tài chính của khách hàng, tài xế và người bán mà điểm khởi đầu chính là thanh toán. Dù tiền mặt vẫn là phương tiện giao dịch chủ yếu tại Đông Nam Á, mức tăng trưởng 36% mỗi năm đối với ví điện tử cao hơn hẳn mức tăng 5% trong chi tiêu tiền mặt từ năm 2020 tới năm 2025.
Thanh toán không “đẻ” ra tiền. Dữ liệu từ Grab cho thấy doanh thu ròng điều chỉnh từ thanh toán thực ra còn giảm 7,5% trong năm 2020 bất chấp tổng giá trị giao dịch tăng khoảng 14%. Điều này có thể hiểu rằng Grab hy sinh hoa hồng từ mỗi giao dịch thành công để hỗ trợ người tiêu dùng và người bán trong thời kỳ dịch bệnh. Dù vậy, thanh toán mang đến cho các nền tảng cơ hội tiếp cận cơ sở dữ liệu lớn để dự đoán khả năng trả nợ của mỗi người. Thực tế, bộ phận tài chính của Grab lại đặt cược vào các hoạt động không phải thanh toán, chẳng hạn cho vay, bảo hiểm và quản lý tài sản để đặt mục tiêu tăng trưởng 23% cho đến năm 2023. Grab cũng giành được giấy phép ngân hàng số Singapore. Thông qua hiểu biết sâu sắc về khách hàng, công ty có thể bảo lãnh các khoản vay.
Bloomberg đánh giá GoTo cũng tính toán như vậy. Dù mỗi giao dịch chỉ phát sinh số tiền không đáng kể, GoTo Financial sẽ xem mỗi giao dịch, chuyến xe, đơn hàng như một cơ hội thu thập siêu dữ liệu. Nó giúp công ty xây dựng bức tranh giá trị về chi tiêu và thu nhập của khách hàng, dự đoán yêu cầu vay mượn của họ. Tại Indonesia – quốc gia 270 triệu dân, nơi 52% dân số trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng, ngay cả những đơn vị cho vay lớn của nhà nước có thể cũng muốn sử dụng điểm tín dụng của GoTo.
Đây chính là cẩm nang mà Alipay của Ant Group và WeChat Pay của Tencent Holdings áp dụng. Ant chứng minh sự linh hoạt tuyệt vời vào năm ngoái bất chấp dịch bệnh và giám sát chặt chẽ. Quý IV/2020, thu nhập ròng của công ty tăng 16%. Trong khi đó, bộ phận fintech của Tencent có khả năng vượt qua mảng game và quảng cáo.
Khác với Trung Quốc, môi trường pháp lý và chính trị tại Đông Nam Á ủng hộ fintech nhiều hơn. Phong tỏa và giãn cách xã hội do Covid-19 khiến những dịch vụ tài chính được đẩy mạnh, là lợi thế với các hãng như Grab, Gojek.
Khi nỗi sợ hãi Covid-19 dần qua đi, khách hàng quen với công nghệ điện tử sẽ không quay lại các chi nhánh ngân hàng nữa. Siêu ứng dụng đặt cược vào sự thay đổi hành vi này. Các hoạt động của GoTo chiếm 2/3 chi tiêu tiêu dùng của người Indonesia. Với bất kỳ startup nào có ý tưởng về fintech, hợp tác với GoTo có lợi hơn là đi một mình.
Điều đó có thể biến các nền tảng thành một chợ fintech – tương tự Taobao dành cho người tiêu dùng. Tại đây, các siêu ứng dụng sẽ bán chỗ đẹp hoặc tổ chức đấu thầu giữa các đối thủ. Dù sản phẩm nào thắng, GoTo Financial vẫn thành công. Tuy nhiên, xây dựng một nền tảng quyền lực như vậy cam go hơn nhiều việc tập hợp một đội ngũ xe hơi hay xe máy giao hàng.
ICT News