Hà Nội: Phố thời trang không một bóng người, loạt cửa hàng đóng cửa, trả mặt bằng
Sau khi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu đóng cửa tất cả các cơ sở dịch vụ không thiết yếu (quán cafe, cửa hàng quần áo thời trang, phòng tập, hàng quán dịch vụ ăn uống...) đến ngày 15/4, nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang đã đóng cửa, ngừng hoạt động, một số nơi treo san nhượng mặt bằng.
- 28-03-2020Xe ôm công nghệ tích hợp thêm dịch vụ đi chợ hộ cực tiện ích, chị em chỉ ngồi một chỗ vẫn mua được thực phẩm tươi ngon
- 28-03-2020Chuỗi pizza Việt Nam được báo Mỹ hết lời ca ngợi vì ý tưởng làm ‘burger corona’, đắt hàng đến mức không đủ để bán giữa mùa dịch ế ẩm
- 28-03-2020Cao điểm mùa dịch, hàng hóa tại Hà Nội dồi dào, dân không cần tích trữ
Theo khảo sát của phóng viên, tại một số con phố chuyên bán quần áo ở Hà Nội như Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch... hầu hết các cửa hàng đều đã đóng cửa và treo biển quay trở lại vào ngày 15/4/2020.
Không khí ảm đạm bao trùm cả khu phố mà trước đây vào giờ cao điểm xe máy chật kín cả vỉa hè.
Một chủ cửa hàng cho biết, "tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và khách hàng cửa hàng đã thông báo sẽ đóng cửa đến hết ngày 15/4 để chung tay cùng thành phố phòng chống dịch Covid-19".
Một cửa hàng treo băng rôn cổ vũ tinh thần phòng chống dịch Covid-19 đồng thời thông báo sẽ bán hàng online để phục vụ cho nhu cầu người dân mua sắm.
Chi phí thuê mặt bằng cao, cộng với chi phí nhân viên khiến nhiều chủ cửa hàng đã trao trả mặt bằng hoặc dán tờ rơi cho thuê lại.
Hàng loạt cửa hàng thông báo đóng cửa, tạm dừng kinh doanh hoặc sang nhượng mặt bằng do dịch lan rộng.
Trên phố Phạm Ngọc Thành, hàng loạt cửa hàng đóng cửa chung tay phòng chống dịch Covid-19.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ đóng cửa, tạm dừng kinh doanh toàn bộ các dịch vụ kinh doanh trừ các trường hợp: Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ); trung tâm thương mại (gồm siêu thị tổng hợp như trên, văn phòng cho thuê, bệnh viện); chợ dân sinh (gồm các gian hàng: Lương thực, thực phẩm, rau hoa quả, đồ khô); các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini (trừ dịch vụ ăn uống tại chỗ); các cửa hàng tạp hóa, kinh doanh hoa, quả, trái cây; chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm, thuốc chữa bệnh; dịch vụ khám chữa bệnh; dịch vụ ngân hàng; cửa hàng kinh doanh xăng dầu gas khí đốt.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19