MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hà Nội sẽ xây một số khu đô thị hiện đại tại Gia Lâm

21-05-2019 - 09:33 AM | Bất động sản

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội...

Theo đó, về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ trong các khu vực: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên, hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình thấp tầng, góp phần giảm tải khu vực nội đô lịch sử.

UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội - Khu vực xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh.

Phó thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội thống nhất với Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh một phần quỹ đất trên địa bàn huyện Gia Lâm để xây dựng các khu đô thị hiện đại, công viên chuyên đề, công viên giải trí và các khu công viên cây xanh; tạo ra khu đô thị hấp dẫn, thu hút người dân, góp phần giảm tải dân số khu vực nội đô lịch sử, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy hoạch đô thị và yêu cầu phát triển bền vững.

Theo đồ án Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt hồi 2011, phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6 km2 với tính chất là thủ đô của Việt Nam, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt.

Theo quy hoạch, mô hình không gian đô thị Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn), các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có kết nối với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.

Đô thị trung tâm được phân cách các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố).

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

Đô thị trung tâm cũng sẽ là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Hà Nội và cả nước.

Theo Nguyên Hà

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên