Hàn Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng kim chi, bà nội trợ không tin vào mắt mình khi nhìn giá
Hàng loạt cơn bão trong mùa hè năm nay đã gây ra một thảm họa thực sự với món ăn truyền thống ở Hàn Quốc, khiến giá nguyên liệu tăng tới 60%.
- 13-10-2020Hàn Quốc bất ngờ xuất hiện một loạt triệu phú nhờ làm nhân viên tại tập đoàn 'chaebol'
- 25-09-2020IPO hứa hẹn ‘nóng’ nhất Hàn Quốc nhờ người hâm mộ BTS
- 24-09-2020Chuyện đời như phim Hàn Quốc của nhà sáng lập đế chế tỷ USD Hyundai: Nghèo đói, tai nạn, chiến tranh đều không khuất phục được ý chí khởi nghiệp
- 23-09-2020Sự tuyệt vọng của giới trẻ Hàn Quốc: Có bằng đại học danh giá, công việc tốt nhưng không thể mua nhà, đầu cơ chứng khoán là cách duy nhất 'thoát nghèo'
- 12-09-2020Không chỉ xuất hiện ở Mỹ, nhà đầu tư T0 còn đổ bộ đến cả TTCK Hàn Quốc
- 11-09-2020Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan nguy cơ mất 26 tỷ USD vì Huawei
Những cánh đồng bắp cải, vốn là nguyên liệu chính cho món ăn kim chi của Hàn Quốc, đã bị xóa sổ vì thời tiết khắc nghiệt. Khi mùa làm kim chi tới, giá loại rau này đã tăng tới 60% trong sự kinh ngạc của các bà nội chợ. Jung Mi-ae là một trong số đó.
Bà mẹ 2 con này thường mua rau vào mùa thu để tự làm kim chi phục vụ gia đình. "Tôi phải dụi mắt khi xem giá vì nó cao khủng khiếp. Giá rau bắp cải đang phát điên rồi", Jung chia sẻ.
Mọi năm, các gia đình Hàn Quốc thường mua cải thảo và các loại rau khác với số lượng lớn để làm kim chi ăn vào tầm này của năm. Mùa làm kim chi được gọi là "gimjang" và nó là truyền thống hàng trăm năm qua của người Hàn Quốc.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong năm nay. Mùa mưa kéo dài nhất từ trước đến nay cũng như 3 cơn bão gây ra nghập lụt trong giai đoạn tháng 8 và tháng 9, tàn phá nghiêm trọng mùa màng và gián đoạn nguồn cung nguyên liệu làm kim chi.
Thống kê chính thức của Hàn Quốc cho thấy giá thực phẩm tươi sống của quốc gia này đã tăng 22% trong tháng trước, đưa nó lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2011. Không chỉ các hộ gia đình gặp khó khăn, Daesang Corp., nhà sản xuất kim chi hàng đầu của Hàn Quốc, cho biết họ đã tạm ngừng bán hàng trực tuyến vì thiếu nguyên liệu. CJ CheilJedang Corp., một công ty thực phẩm lớn khác, đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế. Covid-19 khiến nhu cầu ăn ở nhà cao đặc biệt trong năm nay, dẫn tới nhu cầu lớn với kim chi và các thực phẩm khác.
Kim Dajung, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc, cho biết: "Các loại rau, đặc biệt là cải thảo, rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu và các kiểu thời tiết khắc nghiệt. Trong khi giá cả các loại hàng khác bắt đầu ổn định, giá loại rau làm kim chi sẽ chưa thể bình ổn cho tới giữa tháng 11 tới".
Tuy nhiên, vẫn có những hy vọng. Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết tình trạng khan hiếm sẽ giảm bớt bởi thời tiết thuận lợi hơn trong thời gian gần đây. Khi nguồn cung trở lại, giá sẽ hạ nhiệt. Theo dự kiến, giá rau sẽ bình ổn và sản lượng kim chi sẽ được khôi phục trong tháng tới.
Điều này có thể mang lại sự thoải mái cho những người như Lee Neung-hwa, bà nội trợ 64 tuổi. Hiện nay, tủ lạnh đựng kim chi của nhà bà đã bắt đầu trống rỗng nhưng việc nó có thể được lấp đầy trong thời gian sắp tới không phải viễn cảnh quá đáng sợ. Hầu hết các hộ gia đình ở Hàn Quốc đều sở hữu 1 chiếc tủ lạnh dành riêng để bảo quản kim chi với nhiệt độ thích hợp.
"Truyền thống rồi sẽ được tiếp nối. Nhưng ở mức giá này, chúng tôi sẽ có ít kim chi trong tủ dự trữ hơn", bà Lee nói.
Kim chi là một món ăn chính trong ẩm thực tại bán đảo Triều Tiên. Đây là một món ăn truyền thống gồm các loại rau muối và lên men cùng hàng loạt các loại gia vị khác nhau như ớt bột, hành lá, tỏi, gừng và jeotgal (hải sản muối). Kimchi cũng được sử dụng trong nhiều loại canh. Thực tế, có hàng trăm loại kim chi được làm từ các loại rau khác nhau.