Hàng Châu cử 100 cán bộ nhà nước xuống công tác tại các doanh nghiệp tư nhân, trong đó có Alibaba
Ngoài Alibaba còn có một số công ty nổi tiếng khác như nhà sản xuất ô tô Geely hay công ty bia Wahaha.
- 17-05-2019Trung Quốc: Khó khăn bủa vây các doanh nghiệp tư nhân
- 22-03-2019Đặt tên cho các em bé Trung Quốc, doanh nhân tuổi "teen" người Anh kiếm được hơn 400 nghìn USD sau 4 năm khởi nghiệp, dùng hết tiền để đóng tiền học, đầu tư và trả nợ bố
- 24-10-2018Trung Quốc có thể sắp bơm 10 tỷ nhân dân tệ hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
Chính quyền của một trong những địa phương đi đầu về công nghệ ở Trung Quốc đang phân bổ các quan chức đến 100 doanh nghiệp công nghệ trong đó có tập đoàn Alibaba. Đây là bước đi mới nhất trong nỗ lực tăng cường ảnh hưởng lên khu vực doanh nghiệp tư nhân của chính phủ nước này.
Website của chính quyền thành phố Hàng Châu (thuộc tỉnh Triết Giang) vừa đăng thông báo họ cử các quan chức xuống doanh nghiệp là để thúc đẩy sự tương tác giữa chính quyền với doanh nghiệp cũng như giải quyết các dự án. Ngoài Alibaba còn có một số công ty nổi tiếng khác như nhà sản xuất ô tô Geely hay công ty bia Wahaha.
Các doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trước đó đã có những đại diện của cơ quan an ninh về làm việc tại các công ty internet lớn nhất Trung Quốc với trách nhiệm ngăn chặn tội phạm và loại bỏ các tin đồn không chính xác.
Chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý các doanh nghiệp tư nhân đúng thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, có nguy cơ hàng triệu việc làm sẽ bị cắt giảm vì các doanh nghiệp làm ăn không thuận lợi. Tuần này Alibaba tổ chức hội nghị thường niên với nhà đầu tư ở Hàng Châu trong bối cảnh triển vọng nền kinh tế đang ngày càng xấu đi.
Triết Giang được coi là cái nôi của các doanh nghiệp tư nhân hiện đại ở Trung Quốc, là quê nhà của thế hệ các tỷ phú tự thân từ Jack Ma cho đến nhà sáng lập Li Shufu của Geely và Zong Quinghou của Wahaha. Năm 2001, ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện làn sóng các chủ doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chính trường, trở thành đại biểu Quốc hội.
Theo Brock Silvers, giám đốc điều hành Kaiyuan Capital, sáng kiến của Hàng Châu cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn kinh tế giảm tốc do chiến tranh thương mại như thế nào. Ông dự đoán các lĩnh vực nhạy cảm với hoạt động sản xuất sẽ sớm áp dụng chính sách tương tự.
"Chiến tranh thương mại và nền kinh tế đi xuống đang tác động mạnh đến ngành sản xuất, và các quan chức trước mắt chưa thể tìm ra được giải pháp nhanh chóng. Với dự báo ngành sản xuất sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ muốn quá trình hoạch định và thực thi chính sách được giám sát sát sao và gần với thực tiễn hơn", ông nói.