Da giày Việt Nam: Cơ hội vàng từ các hiệp định thương mại
Đây không chỉ được coi là "cú hích" mà còn là cơ hội vàng cho ngành da giày phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy ngành da giày Việt Nam trên thực tế vẫn lúng túng trong việc tạo lập một thế đứng vững chắc ngay tại sân nhà.
Không chỉ là một trong những ngành kinh tế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn trong những năm qua, các sản phẩm da giày Việt Nam còn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đặc biệt khi ngành da giày Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội đến từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang được Chính phủ tích cực đàm phán với các nước.
Đây không chỉ được coi là "cú hích" mà còn là cơ hội vàng cho ngành da giày phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy ngành da giày Việt Nam trên thực tế vẫn lúng túng trong việc tạo lập một thế đứng vững chắc ngay tại sân nhà.
Cơ hội và thời cơ nắm bắt
Việt Nam đứng trong vị trí 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày, đứng thứ hai về xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Theo các số liệu mới nhất, tính đến đầu tháng 10/2014, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 7,44 tỷ USD, chiếm 6,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, tăng 23,83% so với cùng kỳ năm 2013.
Về thị trường, xuất khẩu sản phẩm giày dép sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Đức… vẫn rất khả quan. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường khác như Chile, Hy Lạp, Ba Lan cũng tăng mạnh.
Với tín hiệu tích cực này, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso), khẳng định: “Mục tiêu 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2014 hoàn toàn khả thi.”
Đối với hoạt động xuất khẩu, các chuyên gia và doanh nghiệp đều nhận định, ngành da giày sẽ có không ít cơ hội phát triển nhất là trong bối cảnh một loạt các hiệp định thương mại quan trọng đang trong giai đoạn hoàn tất, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam với Liên minh thuế quan Nga (Belarus - Kazakhstan).
Sản phẩm da giày Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác và đã hiện diện tại hầu hết thị trường lớn như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản… Thêm vào đó, mức tiêu thụ lớn với chất lượng ngày càng cao của ngành hàng này đủ để bảo đảm “đầu ra” cho các vật tư chiến lược.
Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso, cho rằng ngành da giày Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi hơn bao giờ hết nên các doanh nghiệp trong ngành phải nắm bắt cơ hội này để phát triển. Tuy nhiên, muốn nắm bắt cơ hội này các doanh nghiệp phải xác định được mình đang đứng ở đâu và phải làm từng bước và nhất là dựa vào các doanh nghiệp mạnh. Chẳng hạn như trường hợp Công ty giày Thái Bình hiện đang tạo điều kiện hết mức để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cùng nhau phát triển.
Ông Oliver Ng - đại diện Công ty Ever Rite International, cho hay nếu như năm 1993 Ever Rite International mới chỉ có một nhà máy tại Việt Nam, số còn lại là ở Trung Quốc và Indonesia thì hiện tại tất cả các nhà máy tại hai nước trên đều đã được chuyển hết về Việt Nam. Không chỉ vậy, để chọn một đất nước làm nơi cung ứng cho việc sản xuất doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ các yếu tố bao gồm: chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, các hỗ trợ cụ thể từ Chính phủ nước sở tại, chi phí lao động hợp lý… và Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố trên.
Tuy nhiên, để ngành da giày tại Việt Nam phát triển thì Việt Nam phải khắc phục được vấn đề nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm tối đa các chi phí khác phát sinh.
Ngoài ra, để đón đầu cơ hội mở rộng thị trường khi Việt Nam chính thức ký kết các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp nước ngoài đang ráo riết triển khai các dự án đầu tư để sớm thụ hưởng những ưu đãi và tăng lợi nhuận. Xu hướng chuyển đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh… vào Việt Nam là một trong những thuận lợi để phát triển hoạt động xuất khẩu của ngành.
Các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas đã có đơn đặt hàng sản xuất với các nhà máy tại Việt Nam. Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, hiện đang có ba quốc gia sản xuất chính cho nhãn hàng Nike là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia với tỷ trọng lớn nhất thuộc về Việt Nam là 42%.
Một điều đáng mừng nữa là các doanh nghiệp da giày Nhật Bản cũng đang xúc tiến kế hoạch phát triển sản xuất tại Việt Nam. Theo thống kê của Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh tại Trung Quốc có ý định mở rộng sản xuất giảm dần từ 73% năm 2010 xuống còn 57% vào năm 2013. Còn tại Việt Nam, cùng khoảng thời gian, tỷ lệ này tăng từ 27% lên 30%.
Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, cho biết, chỉ tính trong năm 2013, tổng đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn. JETRO hiện đang hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các nước đang phát triển, Việt Nam và Thái Lan được xem là những lựa chọn hàng đầu.
Khắc phục những yếu tố chưa bền vững
Mặc dù gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động làm ăn với các đối tác nước ngoài cũng như xuất khẩu, song phát triển ngành da giày vẫn tồn tại những yếu tố chưa bền vững, trong đó có yếu tố tỷ lệ nội địa hóa thấp, các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm đa số trong hoạt động xuất khẩu và doanh nghiệp trong nước chưa có chỗ đứng vững chắc tại thị trường nội địa.
Theo báo cáo của Lefaso, tỷ lệ nội địa hóa của ngành mới chỉ chiếm 40-45% (chủ yếu là đế giầy và chỉ khâu), trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Đối với da thuộc thành phẩm, tỷ lệ nội địa hóa dưới 30%. Phần lớn nguyên liệu mũ giầy vẫn phải nhập khẩu… Việt Nam chỉ cung ứng được vải cho sản xuất loại giày vải cấp thấp, các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu.
Phó Chủ tịch Lefaso Diệp Thành Kiệt khẳng định: Ngành da giày mới chỉ chủ động được 30% nguyên liệu da thuộc. Với mức độ phụ thuộc khoảng 70%, mỗi năm ngành da giày nhập khẩu từ 1,1-1,5 tỷ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, hầu hết máy móc thiết bị sản xuất sử dụng trong ngành đều phải nhập khẩu… Ngành còn thiếu năng lực kỹ thuật và thiết kế để xây dựng thương hiệu và các dây chuyền sản phẩm. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí lao động thấp nhưng đại bộ phận công nhân đều có tay nghề hạn chế, năng suất lao động thấp.
Ông Diệp Thành Kiệt nhận định nếu không thể gia tăng giá trị và sản lượng ở phân khúc thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới; tạo năng lực sản xuất; phân phối sản phẩm thì 5 năm nữa ngành sẽ không thể tăng trưởng được.
Đối với xuất khẩu, mặc dù vẫn tăng trưởng mạnh, song, các doanh nghiệp nội địa tương đối yếu thế trong khi các doanh nghiệp FDI chiếm tới 77% tỷ trọng xuất khẩu. Khối doanh nghiệp trong nước chủ yếu là gia công. Thực tế này cũng do nguyên nhân xuất phát điểm của ngành da giầy Việt Nam là gia công xuất khẩu. Do vậy, việc cân bằng tỷ trọng xuất khẩu giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội cần chiến lược lâu dài.
Các doanh nghiệp FDI là những tập đoàn lớn, có lợi thế lớn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ, có thị trường đầu ra trên toàn thế giới. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp nội chưa đủ lực, khó có thể cạnh tranh mà chỉ có thể cùng nhau phát triển.
Để ngành da giày phát triển bền vững, ông Nguyễn Đức Thuấn yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia sản xuất, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Do đó, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải đầu tư về công nghệ để có thể sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt là phải xây dựng được thương hiệu riêng cho mình mới có thể gia tăng được thị phần nội địa và phát triển bền vững. Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội tăng cường cung cấp thông tin giúp cộng đồng doanh nghiệp nhận thức đầy đủ những cơ hội và thách thức khi chính thức hội nhập
Theo ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), về lâu dài để tự chủ nguồn nguyên liệu da, cần thương mại hóa ngành nông nghiệp chăn nuôi giúp nâng cao sức sống của vật nuôi, chất lượng da sống, da thuộc, khuyến khích thành lập các lò mổ hiện đại…Những giải pháp này sẽ làm tăng chất lượng ở từng khâu của chuỗi giá trị ngành da giày.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, về lâu dài để tự chủ nguồn nguyên liệu da, cần thương mại hóa ngành nông nghiệp chăn nuôi giúp nâng cao sức sống của vật nuôi, chất lượng da sống, da thuộc, khuyến khích thành lập các lò mổ hiện đại…Những giải pháp này sẽ làm tăng chất lượng ở từng khâu của chuỗi giá trị ngành da giày.
Hiện Bộ Công Thương đang trình Chính phủ Nghị định hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ, trong đó có công nghiệp da giày. Trong đó có những giải pháp hỗ trợ như hoạt động đào tạo lao động, tìm kiếm thị trường, quảng bá hình ảnh…
Đặc biệt, theo lộ trình giảm thuế, cuối năm 2015, thuế suất đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ về 0%, tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như triển vọng hợp tác phát triển nguồn nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam.
Đây không chỉ được coi là "cú hích" mà còn là cơ hội vàng cho ngành da giày phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy ngành da giày Việt Nam trên thực tế vẫn lúng túng trong việc tạo lập một thế đứng vững chắc ngay tại sân nhà.
Cơ hội và thời cơ nắm bắt
Việt Nam đứng trong vị trí 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày, đứng thứ hai về xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Theo các số liệu mới nhất, tính đến đầu tháng 10/2014, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 7,44 tỷ USD, chiếm 6,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, tăng 23,83% so với cùng kỳ năm 2013.
Về thị trường, xuất khẩu sản phẩm giày dép sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Đức… vẫn rất khả quan. Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường khác như Chile, Hy Lạp, Ba Lan cũng tăng mạnh.
Với tín hiệu tích cực này, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso), khẳng định: “Mục tiêu 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2014 hoàn toàn khả thi.”
Đối với hoạt động xuất khẩu, các chuyên gia và doanh nghiệp đều nhận định, ngành da giày sẽ có không ít cơ hội phát triển nhất là trong bối cảnh một loạt các hiệp định thương mại quan trọng đang trong giai đoạn hoàn tất, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam với Liên minh thuế quan Nga (Belarus - Kazakhstan).
Sản phẩm da giày Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác và đã hiện diện tại hầu hết thị trường lớn như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản… Thêm vào đó, mức tiêu thụ lớn với chất lượng ngày càng cao của ngành hàng này đủ để bảo đảm “đầu ra” cho các vật tư chiến lược.
Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso, cho rằng ngành da giày Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi hơn bao giờ hết nên các doanh nghiệp trong ngành phải nắm bắt cơ hội này để phát triển. Tuy nhiên, muốn nắm bắt cơ hội này các doanh nghiệp phải xác định được mình đang đứng ở đâu và phải làm từng bước và nhất là dựa vào các doanh nghiệp mạnh. Chẳng hạn như trường hợp Công ty giày Thái Bình hiện đang tạo điều kiện hết mức để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để cùng nhau phát triển.
Ông Oliver Ng - đại diện Công ty Ever Rite International, cho hay nếu như năm 1993 Ever Rite International mới chỉ có một nhà máy tại Việt Nam, số còn lại là ở Trung Quốc và Indonesia thì hiện tại tất cả các nhà máy tại hai nước trên đều đã được chuyển hết về Việt Nam. Không chỉ vậy, để chọn một đất nước làm nơi cung ứng cho việc sản xuất doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ các yếu tố bao gồm: chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, các hỗ trợ cụ thể từ Chính phủ nước sở tại, chi phí lao động hợp lý… và Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố trên.
Tuy nhiên, để ngành da giày tại Việt Nam phát triển thì Việt Nam phải khắc phục được vấn đề nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm tối đa các chi phí khác phát sinh.
Ngoài ra, để đón đầu cơ hội mở rộng thị trường khi Việt Nam chính thức ký kết các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp nước ngoài đang ráo riết triển khai các dự án đầu tư để sớm thụ hưởng những ưu đãi và tăng lợi nhuận. Xu hướng chuyển đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh… vào Việt Nam là một trong những thuận lợi để phát triển hoạt động xuất khẩu của ngành.
Các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas đã có đơn đặt hàng sản xuất với các nhà máy tại Việt Nam. Theo Hiệp hội da giày Việt Nam, hiện đang có ba quốc gia sản xuất chính cho nhãn hàng Nike là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia với tỷ trọng lớn nhất thuộc về Việt Nam là 42%.
Một điều đáng mừng nữa là các doanh nghiệp da giày Nhật Bản cũng đang xúc tiến kế hoạch phát triển sản xuất tại Việt Nam. Theo thống kê của Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh tại Trung Quốc có ý định mở rộng sản xuất giảm dần từ 73% năm 2010 xuống còn 57% vào năm 2013. Còn tại Việt Nam, cùng khoảng thời gian, tỷ lệ này tăng từ 27% lên 30%.
Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, cho biết, chỉ tính trong năm 2013, tổng đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN lớn hơn nhiều so với Trung Quốc, trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn. JETRO hiện đang hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các nước đang phát triển, Việt Nam và Thái Lan được xem là những lựa chọn hàng đầu.
Khắc phục những yếu tố chưa bền vững
Mặc dù gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động làm ăn với các đối tác nước ngoài cũng như xuất khẩu, song phát triển ngành da giày vẫn tồn tại những yếu tố chưa bền vững, trong đó có yếu tố tỷ lệ nội địa hóa thấp, các doanh nghiệp FDI vẫn chiếm đa số trong hoạt động xuất khẩu và doanh nghiệp trong nước chưa có chỗ đứng vững chắc tại thị trường nội địa.
Theo báo cáo của Lefaso, tỷ lệ nội địa hóa của ngành mới chỉ chiếm 40-45% (chủ yếu là đế giầy và chỉ khâu), trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu. Đối với da thuộc thành phẩm, tỷ lệ nội địa hóa dưới 30%. Phần lớn nguyên liệu mũ giầy vẫn phải nhập khẩu… Việt Nam chỉ cung ứng được vải cho sản xuất loại giày vải cấp thấp, các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu.
Phó Chủ tịch Lefaso Diệp Thành Kiệt khẳng định: Ngành da giày mới chỉ chủ động được 30% nguyên liệu da thuộc. Với mức độ phụ thuộc khoảng 70%, mỗi năm ngành da giày nhập khẩu từ 1,1-1,5 tỷ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, hầu hết máy móc thiết bị sản xuất sử dụng trong ngành đều phải nhập khẩu… Ngành còn thiếu năng lực kỹ thuật và thiết kế để xây dựng thương hiệu và các dây chuyền sản phẩm. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí lao động thấp nhưng đại bộ phận công nhân đều có tay nghề hạn chế, năng suất lao động thấp.
Ông Diệp Thành Kiệt nhận định nếu không thể gia tăng giá trị và sản lượng ở phân khúc thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới; tạo năng lực sản xuất; phân phối sản phẩm thì 5 năm nữa ngành sẽ không thể tăng trưởng được.
Đối với xuất khẩu, mặc dù vẫn tăng trưởng mạnh, song, các doanh nghiệp nội địa tương đối yếu thế trong khi các doanh nghiệp FDI chiếm tới 77% tỷ trọng xuất khẩu. Khối doanh nghiệp trong nước chủ yếu là gia công. Thực tế này cũng do nguyên nhân xuất phát điểm của ngành da giầy Việt Nam là gia công xuất khẩu. Do vậy, việc cân bằng tỷ trọng xuất khẩu giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội cần chiến lược lâu dài.
Các doanh nghiệp FDI là những tập đoàn lớn, có lợi thế lớn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ, có thị trường đầu ra trên toàn thế giới. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp nội chưa đủ lực, khó có thể cạnh tranh mà chỉ có thể cùng nhau phát triển.
Để ngành da giày phát triển bền vững, ông Nguyễn Đức Thuấn yêu cầu các doanh nghiệp trong nước cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia sản xuất, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Do đó, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải đầu tư về công nghệ để có thể sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt là phải xây dựng được thương hiệu riêng cho mình mới có thể gia tăng được thị phần nội địa và phát triển bền vững. Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội tăng cường cung cấp thông tin giúp cộng đồng doanh nghiệp nhận thức đầy đủ những cơ hội và thách thức khi chính thức hội nhập
Theo ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), về lâu dài để tự chủ nguồn nguyên liệu da, cần thương mại hóa ngành nông nghiệp chăn nuôi giúp nâng cao sức sống của vật nuôi, chất lượng da sống, da thuộc, khuyến khích thành lập các lò mổ hiện đại…Những giải pháp này sẽ làm tăng chất lượng ở từng khâu của chuỗi giá trị ngành da giày.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, về lâu dài để tự chủ nguồn nguyên liệu da, cần thương mại hóa ngành nông nghiệp chăn nuôi giúp nâng cao sức sống của vật nuôi, chất lượng da sống, da thuộc, khuyến khích thành lập các lò mổ hiện đại…Những giải pháp này sẽ làm tăng chất lượng ở từng khâu của chuỗi giá trị ngành da giày.
Hiện Bộ Công Thương đang trình Chính phủ Nghị định hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ, trong đó có công nghiệp da giày. Trong đó có những giải pháp hỗ trợ như hoạt động đào tạo lao động, tìm kiếm thị trường, quảng bá hình ảnh…
Đặc biệt, theo lộ trình giảm thuế, cuối năm 2015, thuế suất đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ về 0%, tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như triển vọng hợp tác phát triển nguồn nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam.