Người mua hớn hở, người bán khóc ròng
Mua được những chậu hoa kiểng đại hạ giá vào ngày cuối năm, nhiều người tỏ ra hớn hở. Trong khi đó, người bán phải khóc ròng vì lỗ vốn.
- 07-02-2016TPHCM: Trái cây, hoa tươi cắt cành và thực phẩm tăng giá
- 07-02-2016Hoa tết: hoàng yến lên ngôi, cúc mâm xôi nở trễ
- 06-02-2016Hoa nở sớm, nhà vườn chết đứng
- 05-02-2016Hoa ly gập chợ vẫn đắt như tôm tươi
- 05-02-2016Hoa lạ nhập khẩu đắt đỏ, “cháy” hàng dịp Tết
Trưa 7-2, rảo quanh các điểm bán hoa kiểng Tết ở TP Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy không khí mua bán trở nên náo nhiệt hơn hẳn so với những ngày trước đó. Thế nhưng, dù bán được hàng nhưng người bán nào cũng lộ rõ sự u buồn, thất vọng trên gương mặt.
Bởi lẽ, sau nhiều ngày túc trực ăn ngủ ngoài đường để ngóng người mua, họ đành phải bán đổ, bán tháo để còn kịp về nhà nấu mâm cơm rước ông bà ngày cuối năm. Chính vì nắm bắt được “điểm yếu” này nên nhiều năm qua, người dân có nhu cầu mua hoa trái Tết, bất kể là giàu hay nghèo, cứ đợi đến lúc đại hạ giá ngày cuối năm mới bắt đầu tranh nhau “gom” hàng.
Tranh nhau mua hoa, trái đại hạ giá ngày cuối năm
Khoảng 11 giờ trưa 29 Tết Tại chợ hoa ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng, hoa vạn thọ được bán tháo với giá chỉ 15.000 đồng/chậu và dưa hấu chỉ 30.000 đồng/cặp (loại 5kg/trái) nhưng không ít người mua còn cò kè trả giá. Với nét mặt mệt mỏi, chị Tuyết Mai (một nông dân trồng hoa kiểng ở tỉnh Hậu Giang), nói như khóc: “Năm nay, hoa kiểng ế ẩm quá chú ạ. Nếu trưa 29 Tết mà không bán tháo, bán lỗ thì có nước chở hoa về nhà, tốn thêm chi phí vận chuyển”.
Nhiều người tỏ ra hớn hở vì mua được hoa kiểng đại hạ giá ngày cuối năm
Tại chợ hoa ở bờ kè Hồ Xáng Thổi (quận Ninh Kiều), không khí mua bán rất sôi động. Nhiều người mua cứ í ới nhau hỏi xem chỗ nào bán hoa, dưa hấu… giá rẻ hơn. Thậm chí, có người đi xe hơi bóng loáng tấp vào mua hoa kiểng đại hạ giá nhưng mặc cả từng đồng với người bán.
Không thể bán rẻ hơn được nửa, nhiều người bán mai tỏ ra buồn rầu, phải cắt bỏ hết cành mai
Không thể bán rẻ hơn được nữa, nhiều hộ bán hoa kiểng, đặc biệt là mai vàng, phải cắt bỏ cành để tiện vận chuyển về nhà, chờ đến Tết năm sau với bao niềm hy vọng...
Rồi dùng ghe và xe tải chở mai về nhà chăm sóc, chờ Tết năm sau...
Người Lao Động