Hàng quán mặt tiền ở TP HCM đua nhau trả mặt bằng
Để tiết giảm chi phí khi lượng khách còn chưa hồi phục, nhiều quán ăn mặt tiền ở TP HCM phải chọn giải pháp dời vô hẻm
- 29-10-2021Mới có lèo tèo hơn 20 quán, hãng cà phê vẫn quyết ‘khô máu’ với Starbucks ở Trung Quốc, tham vọng mở 1.000 cửa hàng đến năm 2025
- 17-10-2021Một loạt hàng quán ở Hà Nội vẫn chưa mở cửa dù thành phố cho phép, lý do là vì đâu?
- 14-10-2021Nhà hàng, quán cà phê ở Hà Nội nhộn nhịp đón khách ăn uống tại chỗ
Sau hơn 10 ngày TP HCM cho phép dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ chỉ được tối đa 50% công suất và mở bán đến 21 giờ hằng ngày, không bán bia, rượu (trừ quận 7 và TP Thủ Đức) khiến nhiều hàng quán dù hồ hởi mở lại phải đau đầu bài toán kinh doanh.
Để thích ứng với tình hình mới, một số quán ăn chọn giải pháp chuyển địa điểm kinh doanh, từ mặt tiền vào trong hẻm, nơi có giá thuê mặt bằng rẻ hơn.
Quán bánh canh trên đường Trần Khắc Chân (quận 1) dời vào hẻm
Quán phở ở mặt tiền phố ẩm thực Phan Xích Long (Bình Thạnh) dời về chung cư gần đó
Quán nướng vỉa hè ở vị trí 2 mặt tiền đường Phan Xích Long và Trần Nguyên Đán (quận Bình Thạnh) cũng dời vào hẻm. Quán cà phê trong nhà vẫn chưa mở lại trở thành chốn nghỉ chân của các tài xế công nghệ.
Phố đi bộ Bùi Viện (quận 1) là nơi dịch vụ ăn uống rất sôi động nay tràn ngập bảng cho thuê nhà, một số quán vẫn tiếp tục dọn đồ, trả mặt bằng.
Để tồn tại, nhiều quán ăn tiếp tục bán thêm thực phẩm tươi sống để tận dụng mặt bằng, tăng doanh thu
Tương tự, cơ sở dịch vụ ăn uống này tiếp tục duy trì kinh doanh rau củ quả để bù đắp cho phần thiếu hụt
Cà phê vỉa hè khách sạn quận 1 với giá 20.000 đồng/ly cà phê đá
Theo các chuyên gia tư vấn về dịch vụ ăn uống, chi phí thuê mặt bằng thường chiếm từ 30-50% chi phí cố định của cơ sở. Giữa bối cảnh khó tăng doanh thu thì việc tiết giảm chi phí tối đa là điều dễ hiểu.
Người Lao động