Hành động gây phẫn nộ: Thương nhân Ấn Độ đánh cắp quần áo của người chết vì Covid-19 rồi bán cho người sống
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh dịch Covid-19 ở Ấn Độ đang diễn ra hết sức phức tạp làm dấy lên sự phẫn nộ của dư luận địa phương.
- 12-05-2021Mở cửa cho người Ấn Độ sang tránh dịch, thiên đường du lịch Maldives đang phải trả giá đắt
- 09-05-2021Nước tiêm chủng nhiều nhất thế giới, tự tin miễn dịch cộng đồng, bất ngờ bùng dịch tệ hơn cả Ấn Độ
- 07-05-2021Hơn 8600 ca nhiễm Covid-19/ngày: Có một "Ấn Độ thu nhỏ" đang nóng lên tại Châu Á
Tờ India Express ngày 10/5 đưa tin , cảnh sát Baghpat ở Uttar Pradesh, Ấn Độ mới đây đã bắt giữ 7 đối tượng tình nghi đánh cắp quần áo của người đã khuất ở lò hỏa táng địa phương và bán chúng như quần áo mới. Trong đó, ba đối tượng là người một nhà và làm nghề buôn bán vải tại địa phương.
Theo báo cáo, nghi phạm đã tháo khăn liệm, saree (hay sari) và một số quần áo khác của người quá cố (nhiễm hoặc không nhiễm Covid-19 ), sau đó tái chế làm mới, đóng gói với tên của một thương hiệu có trụ sở tại Gwalior.
Các nghi phạm được xác định là Praveen Kumar Jain, Ashish Jain, Shravan Kumar Sharma, Rishabh Jain, Raju Sharma, Babloo và Shahrukh. Ảnh: India Express
"Chúng tôi đã nhận được khiếu nại về một số người ăn cắp quần áo và các vật dụng [của người đã khuất] từ lò hỏa táng địa phương. Người dân địa phương tố cáo một số đại lý vải bán những món đồ đánh cắp dưới dạng hàng mới. Chúng tôi đã tiến hành các cuộc đột kích và tìm thấy hàng trăm món đồ như vậy từ nơi ở của các nghi phạm", ông Alok Singh, cảnh sát địa phương cho biết.
Cảnh sát đã thu hồi được 520 tấm vải liệm, 127 áo kurta, 140 áo sơ mi, 34 chiếc khố, 52 chiếc sari và 12 chiếc khăn choàng bị đánh cắp.
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh dịch Covid-19 ở Ấn Độ đang diễn ra hết sức phức tạp làm dấy lên sự phẫn nộ của dư luận địa phương, bởi hành động trục lợi này có thể sẽ làm gia tăng các ca nhiễm mới.
Hiện Ấn Độ ghi nhận 362.727 ca mắc mới và 4.120 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 23 triệu người và tổng số ca tử vong hơn 250.000 người.
Doanh nghiệp & Tiếp thị