MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hạnh phúc cũng giống như chơi cổ phiếu, quan trọng là phải biết thỏa mãn: Bài học thấm tới tuổi trung niên tôi mới nhận ra

29-06-2021 - 12:35 PM | Sống

Hạnh phúc cũng giống như chơi cổ phiếu, quan trọng là phải biết thỏa mãn: Bài học thấm tới tuổi trung niên tôi mới nhận ra

Làm thế nào để tránh được khủng hoảng ở tuổi trung niên, làm thế nào để luôn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với tất cả những gì mình đang có?

Nhà đầu tư huyền thoại Howard Marks mô tả cách hoạt động của giá cả trên thị trường như sau:

First-level thinking (Tư duy cấp một) nói, "Đó là một công ty tốt, chúng ta hãy mua cổ phiếu." Second-level thinking (Tư duy cấp độ cao hơn) nói: "Đó chỉ là một công ty tốt, nhưng mọi người đều nghĩ rằng đó là một công ty tuyệt vời, và thực tế thì không. Vì vậy, cổ phiếu được đánh giá và định giá quá cao, hãy bán nó".

Điều đáng nói ở đây là điều quan trọng nhất trên thị trường không phải là những gì đang xảy ra, mà là những nhận thức và kỳ vọng được đưa vào giá.

Cuộc sống và hạnh phúc cũng hoạt động theo cùng một cách như vậy. Mức độ hạnh phúc của bạn liên quan nhiều hơn đến mức độ kỳ vọng của bạn về cuộc sống, chứ không nhất thiết phải là điểm dừng của bạn trong cuộc sống. Hạnh phúc thực sự đòi hỏi second-level thinking (tư duy cấp độ cao hơn).

Có những nghiên cứu cho thấy rằng mọi người thường hạnh phúc từ rất sớm trong cuộc sống của họ. Thế giới là con hàu của bạn khi bạn còn trẻ. Nhưng khi bước vào độ tuổi trung niên, mọi người nói chung lại trở nên không hài lòng với cuộc sống của mình.

Điều này không đúng với tất cả mọi người nhưng có lẽ cũng đúng với đại đa số. Lý do lớn nhất cho điều này là sự không chênh lệch giữa kỳ vọng và thực tế:

Sự chênh lệch này xuất phát từ thực tế là kỳ vọng của chúng ta về sự hài lòng trong cuộc sống khi chúng ta còn trẻ hoàn toàn khác với cách cuộc sống thực sự diễn ra khi chúng ta già đi.

Khi bước vào độ tuổi 40, chúng ta nhận ra rằng không phải tất cả chúng ta đều có thể là phi hành gia, CEO, thượng nghị sĩ hay người có ảnh hưởng. Và ngay cả khi bạn thành công, sự thay đổi trong kỳ vọng đó cũng sẽ dễ dàng thay đổi hơn khi bạn phải đối mặt với những người làm tốt hơn bạn, vì sẽ luôn có những người khác kiếm được nhiều tiền hơn, mua nhà lớn hơn, hoàn thành nhiều hơn hoặc nhận được nhiều lời khen hơn bạn.

Vậy làm thế nào để tránh được khủng hoảng ở tuổi trung niên, làm thế nào để luôn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với tất cả những gì mình đang có?

Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn:

1. Kiểm soát phản ứng đối với các tình huống nhất định

Jonathan Rauch, tác giả của cuốn sách mang tên "The Happiness Curve: Why Life Gets Better After 50" từng chia sẻ về việc cha anh đã nhìn thấy sự thay đổi trong thái độ khi anh già đi, từ một người hay nóng nảy trở thành một người bình tĩnh hơn.

Đây là một mục tiêu tốt trong cuộc sống vì nhiều người trong chúng ta thường có phản ứng thái quá với những thứ thậm chí chẳng đáng chút nào.

2. Đừng đặt kỳ vọng vào mọi thứ

Nó cũng giống như cách tôi bắt đầu lập blog và viết lách vậy. Vào thời điểm đó, tôi có một công việc tốt nhưng tôi vẫn luôn muốn làm một điều gì đó khác biệt với sự nghiệp của mình, bởi lẽ tôi luôn cảm thấy công việc hiện tại không phải là điều tôi thực sự mong muốn, tôi cảm thấy bị mắc kẹt.

Vì vậy, tôi bắt đầu viết lách và để xem điều gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi đã bắt đầu mà không có chút kỳ vọng về những gì tôi sẽ nhận được từ việc này.

Nếu tôi đặt kỳ vọng quá mức vào bản thân, có lẽ tôi đã từ bỏ sớm hơn khi không có gì xảy ra trong 6-9 tháng đầu tiên lập blog.

Kỳ vọng thấp hơn không có nghĩa là thiếu đi sự nỗ lực, mà nó có nghĩa là cố gắng hết sức mà không cần lo lắng về kết quả sẽ ra sao.

Giảm bớt áp lực cho bản thân là một cách tốt để tránh một cuộc sống căng thẳng không cần thiết.

Hạnh phúc cũng giống như chơi cổ phiếu, quan trọng là phải biết thỏa mãn: Bài học thấm tới tuổi trung niên tôi mới nhận ra - Ảnh 1.

3. Hãy biết ơn thường xuyên hơn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng biết ơn làm tăng sự lạc quan, hạnh phúc và thậm chí cả sức khỏe thể chất.

Biết ơn những gì bạn có có thể là điều khó khăn bởi vì chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối, nơi mà Internet và phương tiện truyền thông xã hội khiến bạn dễ dàng so sánh mình với hàng triệu người giỏi giang hơn mình hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao so sánh "xuống" cũng rất quan trọng chứ đừng chỉ so sánh "lên". Mọi người đều muốn có một cuộc sống tốt hơn nhưng nó cũng luôn có thể tồi tệ hơn.

Có một ranh giới tích cực giữa hài lòng và duy trì động lực để trở nên tốt hơn nhưng những người có thể tồn tại ở cả hai khía cạnh đó sẽ sống dễ chịu và thoải mái hơn nhiều.

4. Duy trì một lối sống lành mạnh

Tác giả Rauch viết, "Lão hóa thay đổi con người chúng ta và những gì chúng ta nhận thức, theo những cách khiến chúng ta hạnh phúc hơn - ngay cả khi cơ thể phản bội chúng ta." Dù biết điều này là sự thật, tôi vẫn kinh hãi khi thấy cơ thể ngày một lão hóa.

Tập thể dục, vận động về cơ bản là hình thức trị liệu của tôi, và tôi sẽ làm như vậy cho đến khi cơ thể không còn hợp tác.

Hạnh phúc cũng giống như chơi cổ phiếu, quan trọng là phải biết thỏa mãn: Bài học thấm tới tuổi trung niên tôi mới nhận ra - Ảnh 2.

5. Chú ý nhiều hơn đến người khác thay vì chỉ chăm chăm vào bản thân

Một trong những khía cạnh mà ít người nghĩ tới của việc có con đó là chúng buộc bạn phải dành ít thời gian để lo lắng cho bản thân hơn vì bạn đã dành rất nhiều thời gian và năng lượng để lo cho chúng.

Đối với tôi, có con là một điều rất có ích vì nó giúp tôi không còn thời gian để ngồi lo lắng về những điều nhỏ nhặt không quan trọng nữa. Điều này khiến tôi nhận ra rằng ngay cả khi con tôi lớn hơn và không cần dựa vào tôi nhiều nữa, tôi cũng cần tiếp tục phải chú ý, quan tâm nhiều hơn tới người khác thay vì chú ý quá nhiều vào chính mình. Đây là một phương pháp vô cùng hay ho để tránh những suy nghĩ linh tinh và thái quá khi quá tập trung vào bản thân mình.

Theo Ben Carlson

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên