Hành trình của bánh kem trên đất Việt
Với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, những món bánh truyền thống của người Việt xưa thường được làm từ bột gạo, bột nếp, gói dân dã trong các loại lá chuối, lá dong, lá dừa… Do vậy, khi bánh kem xuất hiện như một nàng công chúa đến từ phương Tây, lộng lẫy theo cách hoàn toàn khác biệt, người Việt đã vô cùng tò mò, thích thú.
Bánh kem từ đâu đến?
Có tài liệu cho rằng, bánh kem xuất phát bởi từ "kaka" trong tiếng Na Uy cổ (bắt nguồn cho từ "cake" sau này), có hình tròn để tế thần Mặt Trăng Artemis. Số khác cho rằng bánh có từ thời Trung Cổ ở Đức, gắn với nghi thức đốt nến. Một số chuyên gia khác lại cho rằng, bánh kem ra đời ở Hy Lạp, nơi đầu tiên lưu giữ kỹ thuật làm.
Dù giả thiết nào thì bánh kem qua mọi thời đại cũng đều có có chung ý nghĩa: Mang hình tròn tựa mặt trăng, biểu tượng của sự trọn vẹn, đủ đầy, của vòng tuần hoàn thời gian. Bánh kem luôn được trang trí lộng lẫy thường gắn với nghi lễ đốt nến, biểu tượng của sự thiêng liêng, rực rỡ. Hội tụ những ý nghĩa đẹp đẽ trên, bánh kem thường được dùng trong sinh nhật và những cột mốc quan trọng của đời người như đám cưới, ngày kỉ niệm…
Tại Việt Nam, bánh kem được du nhập từ thế kỷ XIX với thương hiệu phương Tây nổi tiếng là Brodard (1948), nối tiếp là Grival (1950). Sau một khoảng thời gian dài phát triển, bánh kem đã có những bước tiến vượt bậc với hàng loạt các thương hiệu địa phương như: Hỷ Lâm Môn, Đức Phát (1984), ABC (1989)…
Sự "lột xác" của bánh kem hiện đại
Xưa kia, bánh kem là loại bánh "sang chảnh" chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và những người giàu có. Hình ảnh những hoa kem được bắt bông tỉ mỉ, "cao cấp" hơn là bánh kem nhiều tầng và có dây ruy-băng vòng quanh luôn là tâm điểm của mọi bữa tiệc sinh nhật.
Bánh kem hoa hồng là niềm ao ước của những bữa tiệc sinh nhật thời ấy (Ảnh: Internet).
Ngày nay, sự phát triển của bánh kem đã khiến cho những ao ước năm xưa ấy không còn quá xa tầm với. Bánh kem trở nên phổ biến hơn trong tất cả các ngày kỷ niệm như: 8/3, 20/10, 20/11, Valentine, thôi nôi, quà chào mừng, quà chia tay...
Cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật làm bánh và gu thẩm mỹ theo thời gian, chiếc bánh kem năm xưa nay đã được "lột xác" với những hình ảnh mới mẻ cùng sự phá cách trong hương vị. Bánh kem tại Việt Nam mang màu sắc xứ sở nhiệt đới khi những loại bánh ưa thích thường được kết hợp trái cây. Bánh kem bắp khi ra đời cũng nhanh chóng trở thành "hiện tượng" khi mang hương vị "rất Việt" trong một loại bánh Tây.
Bánh kem luôn gắn liền với niềm vui và những lời chúc phúc. Với những kỹ thuật sáng tạo như tạo hình thú 3D, tạo hình fontdant, in hình lên bánh,… bánh kem hiện đại đã thổi hồn cho những lời chúc trở nên sinh động, ý nghĩa hơn.
Bánh kem theo dòng chảy lịch sử trở nên đa dạng hơn.
Người Việt xưa chỉ có truyền thống kỷ niệm ngày giỗ, là điển hình của tư duy phương Đông, thường hướng về quá khứ, tổ tiên và truyền thống. Với sự giao thoa và du nhập văn hóa phương Tây theo chiều dài lịch sử, văn hóa tổ chức sinh nhật cùng những chiếc bánh kem đã xuất hiện tại Việt Nam như một tiếng gọi reo vui, kêu gọi sự trân trọng hiện tại và gửi gắm niềm tin về tương lai. Một ngày có hàng tỉ giai điệu ca khúc "Happy Birthday" được cất lên, cũng là lúc có hàng tỉ chiếc bánh kem đang được thắp nến niềm vui cho mọi người.
Bánh kem bền vững qua thời gian nhờ tính biểu tượng của nó. Nhưng chính nhờ sự sáng tạo không ngừng của những thợ bánh tài hoa đã khiến bánh kem đa dạng hơn, gần gũi hơn trong đời sống văn hóa Việt.
Hướng Nghiệp Á Âu – Hệ thống chi nhánh toàn quốc
Tổng đài tư vấn (miễn phí cước gọi) 1800 6148
Website: www.huongnghiepaau.com
Email: hnaau@huongnghiepaau.com.