Hành trình đưa lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên về Việt Nam
Hơn 10 giờ sáng nay 24/2, lô vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên với 117 nghìn liều sẽ có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất TPHCM sau đó làm thủ tục thông quan để đưa về hệ thống bảo quản ở kho lạnh âm sâu từ -40oC đến -86oC tại Hệ thống tiêm chủng VNVC ở TP.HCM.
- 22-02-2021Giữa đại dịch COVID-19, giới thượng lưu ở Mỹ sẵn sàng chi tới 20.000 đô la/ngày để ly hôn càng nhanh càng tốt
- 18-02-20213 thói quen đơn giản của những người sống tại “vùng đất trường thọ” có thể giúp bạn hạnh phúc và khỏe mạnh trong thời kỳ đại dịch
- 17-02-2021Tâm sự của những người độc thân giữa đại dịch COVID-19: Vì dịch, tôi đã 3 tháng không chạm vào người khác!
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường đại diện Bộ Y tế sẽ có mặt để tiếp nhận lô vắc xin trước khi nó được chọn ưu tiên cho các đối tượng để tiêm chủng sau đó.
Trao đổi với Tiền Phong sáng nay, lãnh đạo VNVC nói chưa công bố giá cho mỗi liều vắc xin phòng COVID-19 tuy nhiên, đại diện đơn vị này cho biết giá vắc xin dự kiến sẽ ưu đãi để nhiều người dân có thể được sử dụng vắc xin. “Sau khi Bộ Y tế có danh sách cụ thể đối tượng ưu tiên để tiêm VNVC sẽ triển khai tiêm cho các đối tượng này”- đại diện VNVC cho hay.
117 liều vắc xin COVID-19 sau khi thông quan vào sáng nay sẽ được đưa về bảo quản ở kho lạnh âm sâu đạt tiêu chuẩn duy nhất của VNVC ở TPHCM- ảnh N.L
Trước đó, ngày 28/1, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt có điều kiện vắc xin COVID-19 của Hãng được AstraZeneca, Vương quốc Anh cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh tại Việt Nam. Quyết định phê duyệt này dựa trên phân tích 23.745 đối tượng từ 18 tuổi trở lên, với 232 trường hợp nhiễm COVID-19 có triệu chứng từ các thử nghiệm lâm sàng pha III của Vương quốc Anh và Brazil do Đại học Oxford thực hiện.
Một ngày sau, tại cuộc họp của thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đây là vắc xin COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại nước ta.
Ít ai biết được trước đó, trải qua thời gian dài thương thảo, với sự hỗ trợ từ Chính phủ và Bộ Y tế, Hệ thống tiêm chủng VNVC và AstraZeneca Việt Nam mới đi đến hợp tác cung cấp và phân phối 30 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam, bắt đầu từ nửa đầu năm 2021.
Cũng trong tháng 1/2021, Bộ Y tế chính thức cấp phép cho VNVC là đơn vị duy nhất tại Việt Nam triển khai hệ thống kho bảo quản vắc xin âm sâu từ -40oC đến -86oC tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Đơn vị này được cấp phép bảo quản vắc xin và sinh phẩm ở nhiệt độ -86oC đến -46oC, với công suất bảo quản lên tới 3 triệu liều vắc xin COVID-19 tại cùng một thời điểm.
Một kho lạnh đạt chuẩn của VNVC để bảo quản vắc xin COVID-19
Bà Trần Thị Trung Trinh - Giám đốc Kiểm soát chất lượng VNVC cho biết: “Không chỉ chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin COVID-19, VNVC còn nỗ lực và đầu tư lớn cho hạ tầng, các điều kiện cần thiết để có thể sẵn sàng tiếp nhận số lượng lớn vắc xin với những điều kiện bảo quản khác nhau”.
Theo bà Trinh từ giữa năm 2020, đơn vị đã tiến hành nhập khẩu số lượng lớn thiết bị và triển khai xây dựng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh âm sâu, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng khi có thể nhập khẩu các loại vắc xin đặc biệt. Cuối năm 2020, VNVC đã hoàn thành hệ thống kho lạnh đặc biệt này. Tại mỗi kho lạnh âm sâu đều có một kho rã đông được kiểm soát nhiệt độ luôn dưới 8oC để đảm bảo vắc xin được rã đông an toàn trước khi đưa vào sử dụng. “3 kho lạnh âm sâu dưới -80oC với 30 tủ âm sâu và hệ thống vận chuyển chuyên dụng do Hệ thống tiêm chủng VNVC đầu tư đã được Bộ Y tế cấp phép, sẵn sàng nhập số lượng lớn vắc xin COVID-19 cần lưu trữ nhiệt độ âm sâu”- bà Trinh cho hay.
Người dân Việt Nam chuẩn bị được tiêm vắc xin COVID-19- ảnh N.L
Tính đến ngày 8/2, có khoảng 11 loại vắc xin phòng COVID-19 được cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn và các quốc gia cấp phép sử dụng khẩn cấp; 237 loại đang triển khai nghiên cứu. Hầu hết các vắc xin yêu cầu bảo quản ở 2-8 độ C như AstraZeneca đang nhập về Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều loại của hãng Pfizer-BioNTech, Moderna cần bảo quản, vận chuyển với nhiệt độ âm 80 độ C đến âm 20 độ C, khiến cho kế hoạch triển khai tiêm chủng nhiều nước khó khăn, vì thiếu thiết bị bảo quản, vận chuyển chuyên dụng. Đại diện Bộ Y tế đánh giá rất cao nỗ lực của VNVC khi triển khai nhanh kho lạnh đặc biệt để có thể nhập được nhiều loại vắc xin, trong điều kiện đến nay Chương trình tiêm chủng quốc gia vẫn chưa có kho lạnh này.
Phục vụ tiêm 100 nghìn lượt mỗi ngày
Với mạng lưới 49 trung tâm tiêm chủng vắc xin trên toàn quốc, mỗi trung tâm trang bị một kho vắc xin riêng, VNVC hiện đang sở hữu hệ thống 49 kho vắc lẻ và 2 kho tổng chuyên dụng bảo quản vắc xin ở nhiệt độ 2-80C, các kho tiền lạnh và 3 kho lạnh bảo quản âm sâu, có sức chứa lên tới 170 triệu liều vắc xin tại một thời điểm ở nhiệt độ 2-8 độ C hoặc âm sâu đến -80oC. "Hiện, công suất phục vụ của hệ thống VNVC lên tới 100.000 lượt khách hàng mỗi ngày, sẵn sàng nâng cao công suất phục vụ hàng triệu người dân tiêm chủng vắc xin COVID-19. Chúng tôi đã sẵn sàng đội ngũ nhân sự và cơ sở vật chất để có thể đáp ứng phục vụ đến 4 triệu liều vắc xin COVID-19 cho mỗi tháng", ông Bùi Kim Khánh - Giám đốc toàn quốc Hệ thống VNVC cho biết.
Tiền Phong