MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hầu hết nhiên liệu xuất khẩu của Nga hiện có giá cao hơn mức trần do G7 áp đặt

14-08-2023 - 06:32 AM | Thị trường

Hầu hết nhiên liệu xuất khẩu của Nga từ các khu vực Baltic và Biển Đen hiện đang được định giá cao hơn mức giá trần mà liên minh được dẫn dắt bởi G7 thiết lập vào tháng 2/2023 nhằm hạn chế doanh thu của Moscow sau cuộc xung đột với Ukraine, dữ liệu từ cơ quan báo cáo giá Argus Media cho thấy.

Việc giá nhiên liệu của Nga tăng diễn ra khi giá nhiên liệu từ các nguồn gốc khác trên toàn cầu đồng loạt tăng cao trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ và lượng tồn trữ thấp.

Nhóm G7, Liên minh châu Âu (Eurozone) và Australia định mức giá trần đối với dầu diesel và các loại nhiên liệu khác của Nga để vừa duy trì nguồn cung cho thị trường vừa hạn chế doanh thu của Moscow sau khi lệnh cấm nhập khẩu những nhiên liệu này của EU có hiệu lực vào ngày 5 tháng 2.

Những nhiên liệu của Nga có giá cao hơn mức trần.

Lệnh cấm của EU được áp dụng đối với các tàu của EU chở nhiên liệu có nguồn gốc từ Nga, trừ khi các sản phẩm được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá trần đã được liên minh đồng ý.

Liên minh đặt mức trần giá 100 USD/thùng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức giá cao hơn so với dầu thô, chủ yếu là dầu diesel, và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức chiết khấu, chẳng hạn như dầu nhiên liệu và naphtha.

Dữ liệu của Argus cho thấy giá dầu diesel, gasoil, naphtha và dầu mazut xuất xứ từ Nga ở các khu vực Biển Đen và Baltic đó trong những tuần gần đây đã vượt quá các mức trần.

Dữ liệu cho thấy xăng có nguồn gốc từ Nga tiếp tục được định giá thấp hơn 100 USD/thùng.

Tại một cuộc họp báo gần đây, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết Washington tin tưởng rằng việc áp giá trần đang có tác dụng siết chặt doanh thu của Moscow và ổn định thị trường năng lượng bất chấp sự tăng giá gần đây.

Quyền Trợ lý Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Eric Van Nostrand cho biết mức trần đang tiếp tục hạn chế doanh thu của Nga, đồng thời mang lại cho "những người mua ngoài liên minh đòn bẩy để có thể đàm phán thành công trong việc giảm giá."

Giá dầu tăng vào tháng trước đã đẩy giá dầu thô chủ chốt của Nga, Urals, lần đầu tiên vượt 60 USD/thùng (mức giá do liên minh áp đặt) kể từ khi mức trần của G7 và EU có hiệu lực vào cuối năm ngoái. Chênh lệch giá giữa dầu Urals (Nga) và dầu Brent đã thu hẹp lại, chỉ còn 4 USD/thùng. Sự chênh lệch giá đã phản ánh căng thẳng nguồn cung ngày càng gia tăng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm nguồn cung.

Nhu cầu mạnh đối với dầu thô rẻ hơn của Nga từ các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc, sự cạnh tranh từ các nhà máy lọc dầu Ấn Độ và việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+, bao gồm cả từ Nga, tất cả đã kết hợp trong những tuần gần đây để nâng giá dầu thô ESPO ( loại là dầu thô Nga chảy qua đường ống vận chuyển dầu thô của Nga qua biển đến các thị trường châu Á-Thái Bình Dương ). Theo đó, giá dầu ESPO cuối tháng 7 tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng do mức chiết khấu của dầu ESPO so với dầu Brent giảm xuống thấp nhất kể từ khi lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu dầu của Nga có hiệu lực.

Giá dầu thô ESPO được đẩy tăng trong những tuần gần đây do sự kết hợp của nhiều yếu tố: Nhu cầu mạnh đối với dầu thô rẻ hơn của Nga từ các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc, sự cạnh tranh từ các nhà máy lọc dầu Ấn Độ và việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+, bao gồm cả từ Nga.

Giá một số nhiên liệu xuất khẩu của Nga.

Lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga của EU đã buộc Moscow phải chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm dầu của mình sang những người mua mới ở Tây Phi, Mỹ Latinh và Vịnh Trung Đông, làm tăng thời gian hành trình đối với các loại nhiên liệu như dầu diesel và nhiên liệu lẽ ra dành cho người mua châu Âu.

Bất chấp giá trần của phương Tây, xuất khẩu dầu của Nga vẫn ổn định trong khi doanh thu tăng mạnh trong tháng 7.

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga tháng 7 ổn định ở mức khoảng 7,3 triệu thùng mỗi ngày (bpd), trong khi doanh thu gia tăng so với tháng 6 do giá dầu cao hơn và chênh lệch giá dầu thô của Nga thu hẹp lại. Theo đó, nước này thu về 15,3 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu trong tháng 7, tăng 2,5 tỷ USD so với tháng trước đó và đạt mức cao nhất 8 tháng.

Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 8 và 9 dự kiến sẽ giảm do Nga đã hứa cắt giảm thêm 300.000 thùng/ngày xuất khẩu trong tháng 9 sau khi giảm 500.000 thùng/ngày trong tháng 8.

IEA ước tính sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 7 đạt 9,4 triệu thùng một ngày, giảm 50.000 thùng so với tháng 6. Điều này đồng nghĩa họ vẫn tuân thủ cam kết giảm sản xuất của OPEC+.

Với lịch sử là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, lệnh cấm hoàn toàn nguồn cung của Nga có thể sẽ gây ra cú sốc nguồn cung nghiêm trọng và đẩy giá dầu tăng đột biến. Về cơ chế trần giá, các công ty chỉ có thể mua dầu của Nga nếu họ trả giá dưới 60 đô la một thùng. Một hệ quả quan trọng từ chính sách này là sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ với tư cách là những người mua nhiều nhất các thùng dầu giảm giá.

Tham khảo: Reuters, Oilprices

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên