Hãy trân trọng những thói quen tuyệt vời này vì đó là dấu hiệu của người tràn đầy năng lực sáng tạo: Bạn sở hữu bao nhiêu trong số đó?
Sáng tạo là một món quà tự nhiên đến từ chính những thói quen của chúng ta. Bạn không thể giải thích sự sáng tạo, cũng giống như hỏi một con chim, "Làm thế nào để bạn có thể bay?”. Và đó là lý do tại sao người ta gần như không thể dạy sáng tạo như một môn học.
- 24-11-2018Thêm 12 ví dụ về sự tỉ mỉ và sáng tạo đến từng chi tiết của người Nhật, cái cuối cùng khích lệ những ai muốn giảm cân
- 07-10-20183 cách để giữ cho dòng chảy sáng tạo, sự nhiệt huyết trong công việc luôn thông suốt ngay cả khi bạn cảm thấy “mất hứng"
Trong tất cả ngành học, bạn đều tìm thấy giới hạn lý thuyết và các công cụ để làm việc. Nếu bạn là một kỹ sư điện, bạn biết độ dẫn của các kim loại khác nhau và hàng trăm cách để sử dụng vôn kế. Nếu bạn là một kỹ sư xây dựng, bạn biết các đặc tính chịu tải của các vật liệu gỗ, bê tông và kim loại. Nếu bạn là một kỹ sư hóa học, bạn biết cách làm thế nào để tối ưu hóa các phản ứng.
Nhưng sáng tạo thì khác. Nếu bạn sáng tạo, vật liệu xây dựng cơ bản của bạn là trí tuệ của con người. Công việc của sự sáng tạo cũng giống việc xây dựng các lâu đài trên không và đó là một trong những hoạt động tinh thần thuần túy.
Và dưới đây là một số thói quen tuyệt vời mà tất cả những người sáng tạo đều sở hữu.
1. Khiêm tốn
Bạn không cần phải là một người siêu thông minh mới có thể sáng tạo. Khoa học đã chứng mình rằng sự sáng tạo rất ít liên quan đến trí thông minh. Thực chất, cách bạn tập trung trí thông minh để tạo ra giá trị quan trọng hơn việc bạn có bao nhiêu trí thông minh.
Tại lễ trao giải Turing năm 1972, nhà khoa học Edsger Dijkstra đã công bố một báo cáo có tên là Nhà lập trình khiêm tốn. Ông đã lập luận rằng hầu hết các chương trình mà con người thiết lập nên đều là nỗ lực nhằm mục đích bù đắp cho những hạn chế của con người. Những người có khả năng sáng tạo tốt nhất trong lập trình là những người biết được giới hạn của bộ não.
Cũng vì hiểu rõ giới hạn của bản thân nên những người khiêm tốn thường nghĩ ra những cách thức và phương tiện để vượt lên trên giới hạn đó. Điều này không chỉ giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn mà còn giảm được những lỗi sai mà người bình thường hay mắc phải.
2. Tư duy tò mò
Một khi bạn thừa nhận giới hạn của bộ não, bạn bắt đầu tìm kiếm các cách thức và phương tiện để bù đắp cho sự hạn chế. Và điều này kích thích trí tò mò của bạn.
Kinh nghiệm hay tri thức đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành những ý tưởng sáng tạo, nhưng cả hai yếu tố kể trên sẽ chỉ mang lại lợi nhuận ở một chừng mực nào đó nếu thiếu đi bản tính tò mò bẩm sinh. Nhà vật lý học Albert Einstein – một trong những trí tuệ vĩ đại nhất của thế kỷ XX cho rằng: “Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi. Đừng bao giờ đánh mất sự tò mò thánh thiện”.
3. Tính kỷ luật
Nhiều người trong chúng ta có quan điểm sai lầm rằng hai yếu tố kỷ luật và sáng tạo không thể nào song hành cùng với nhau. Bởi họ cho rằng sự kỷ luật chính là nguyên nhân giết chết khả năng sáng tạo trong công việc. Sự kỷ luật liệu có giết chết sáng tạo trong công việc?
Sáng tạo mà không có tổ chức sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và hỗn loạn thường không mang lại kết quả tốt đẹp. Ngược lại, sự kỷ luật là chìa khóa để chúng ta loại bỏ những thói quen xấu, tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn và quan trọng hơn cả, sự kỷ luật giúp bản thân mỗi chúng ta phát hiện được nhiều khả năng đặc biệt của bản thân mình.
Khi Michael Angelo thiết kế trần cho Nhà nguyện Sistine, ông đã chia nó thành các bộ sưu tập đối xứng hình chữ nhật, hình tròn và hình vuông. Ông đã thiết kế nó trong ba khu vực tương ứng với ba giai đoạn độc lập. Nếu không có kỷ luật và trật tự, 300 nhân vật được vẽ sẽ chỉ là một mớ hỗn độn thay vì một kiệt tác nghệ thuật độc đáo.
Do đó, nếu không có tiêu chuẩn và quy ước, việc hoàn thành các dự án lớn là gần như không thể. Hãy thiết lập các quy ước để bạn có thể tập trung năng lượng sáng tạo và tạo ra kết quả theo cách tốt nhất có thể.
4. Sẵn sàng thừa nhận sai lầm
Điều này một lần nữa lặp lại chủ đề của sự khiêm tốn. Làm thế nào để bạn có thể học thêm những điều mới mẻ nếu bạn không chịu dẹp bỏ cái tôi cao ngất của mình?
Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn có thể là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, nhưng chắc chắn bạn không hoàn hảo 100% và mọi sai lầm đều có thể xảy ra. Làm sai nhưng từ chối thừa nhận sai lầm chính là công thức chung cho mọi thảm họa.
Nếu bạn từ chối thừa nhận một lỗi lầm, người duy nhất bạn đang lừa dối là chính là bản thân bạn. Nếu bạn phạm sai lầm, tốt hơn hết hãy thừa nhận nó một cách nhanh chóng, dứt khoát và bắt đầu tìm cách khắc phục.
Trí Thức Trẻ