MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hệ miễn dịch hoạt động thế nào, làm sao để nhận biết hệ miễn dịch khỏe mạnh và điều cần biết để khỏe mạnh trong mùa dịch bệnh

23-04-2020 - 11:47 AM | Sống

Không ít người cho rằng một hệ miễn dịch mạnh sẽ không lo bệnh tật tấn công. Trên thực tế, suy nghĩ này không hoàn toàn đúng.

Hầu hết mọi người đều biết hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Nói cách khác, theo Adam Lacy-Hulbert, tiến sĩ kiêm trưởng khoa miễn dịch học tại Viện nghiên cứu Benaroya, Virginia Mason, chúng làm nhiệm vụ chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng tấn công.

Hệ miễn dịch bao gồm một mạng lưới phức tạp với các tế bào, mô và cơ quan hoạt động cùng nhau trong cơ thể. Cynthia Li, chuyên gia y khoa kiêm tác giả của cuốn hồi ký tự chữa khỏi bệnh tự miễn Brave New Medicine cho biết, nếu hoạt động hiệu quả, chúng có khả năng ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, từ đơn giản như cảm lạnh cho tới nghiêm trọng như ung thư.

Hệ miễn dịch hoạt động thế nào, làm sao để nhận biết hệ miễn dịch khỏe mạnh và điều cần biết để khỏe mạnh trong mùa dịch bệnh - Ảnh 1.

Hệ miễn dịch hoạt động thế nào?

Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào bạch cầu, hay còn gọi là tế bào lympho. Hai loại tế bào bạch cầu là T và B đều đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa các mối đe dọa từ bên ngoài.

Theo tiến sĩ Lacy-Hulbert, công việc của tế bào T là nhận biết và tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh. Trong khi đó, tế bào B lại có nhiệm vụ tạo ra kháng thể đặc biệt nhằm vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn virus và vi khuẩn tấn công. Dù đem lại hiệu quả cao, các tế bào này không thể hoạt động thường xuyên.

Một số tế bào T và B này trở thành các tế bào nhớ và có thể tồn tại suốt đời. Theo tiến sĩ Lacy-Hulbert, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Hệ miễn dịch hoạt động thế nào, làm sao để nhận biết hệ miễn dịch khỏe mạnh và điều cần biết để khỏe mạnh trong mùa dịch bệnh - Ảnh 2.

Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào bạch cầu, hay còn gọi là tế bào lympho.

Đâu là khác biệt giữa hệ miễn dịch mạnh và yếu?

Không ít người cho rằng một hệ miễn dịch mạnh sẽ không lo bệnh tật tấn công. Trên thực tế, suy nghĩ này không hoàn toàn đúng. Tiến sĩ Lacy-Hulbert cho biết, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ không phải lúc nào cũng có lợi.

Tuy chúng giúp chống lại các vấn đề sức khỏe hiệu quả hơn, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải phản ứng không thực sự cần thiết do viêm nhiễm gây nên như hình thành sẹo hoặc lâu lành vết thương.

Do đó, theo bác sĩ Li, duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động bình thường mới là điều thực sự cần thiết.

Làm sao để nhận biết hệ miễn dịch khỏe mạnh?

Đây là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi khi nghiên cứu về miễn dịch học và đến nay chưa có câu trả lời rõ ràng. Theo tiến sĩ Lacy-Hulbert: "Với tôi, hệ miễn dịch khỏe mạnh khi chúng biết phân tích đúng đắn, kiểm tra và đưa quyết định phù hợp xem có nên can thiệp để tiêu diệt mầm bệnh hay không".

Nói cách khác, hệ miễn dịch khỏe mạnh vừa phải hoạt động nhanh chóng để giải quyết vấn đề vừa biết kiềm chế những phản ứng thái quá.

Hệ miễn dịch hoạt động thế nào, làm sao để nhận biết hệ miễn dịch khỏe mạnh và điều cần biết để khỏe mạnh trong mùa dịch bệnh - Ảnh 3.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh vừa phải hoạt động nhanh chóng để giải quyết vấn đề vừa biết kiềm chế những phản ứng thái quá.

Suy giảm miễn dịch do đâu?

Suy giảm miễn dịch không đồng nghĩa với việc sở hữu một hệ miễn dịch "yếu". Theo tiến sĩ Lacy-Hulbert, tình trạng này xảy ra khi một phần nào đó trong hệ miễn dịch không hoạt động tốt như bình thường.

Những người bị suy giảm miễn dịch có thể không sở hữu đủ tế bào T hoặc B, từ đó khiến cơ thể họ gặp khó khăn trong việc chống viêm nhiễm. Với một số người khác, quá trình sản sinh tế bào bạch cầu diễn ra bình thường nhưng kháng thể lại không có hiệu quả cao để giải quyết mầm bệnh.

Biện pháp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Đôi khi, di truyền đóng vai trò lớn trong việc xác định hệ miễn dịch mạnh hay yếu và sức đề kháng của cơ thể. Gen có thể tác động tới chức năng miễn dịch, giải độc hoặc phản ứng với các loại thực phẩm hoặc chất gây ô nhiễm, nhiễm trùng. Dù vậy, khả năng chống lại bệnh tật cũng phụ thuộc không nhỏ vào lối sống, thói quen ăn uống, làm việc, tập luyện và tâm trạng.

Theo bác sĩ Li, cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta có khả năng ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch. Tập yoga và thiền giúp cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi và phục hồi.

Tuy nghiên cứu về tâm trạng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người vẫn còn khá mới mẻ, tiến sĩ Lacy-Hulbert cho biết, mối liên hệ giữa hệ thần kinh và miễn dịch lại rất rõ ràng.

Hệ miễn dịch hoạt động thế nào, làm sao để nhận biết hệ miễn dịch khỏe mạnh và điều cần biết để khỏe mạnh trong mùa dịch bệnh - Ảnh 4.

Khả năng chống lại bệnh tật cũng phụ thuộc không nhỏ vào lối sống, thói quen ăn uống, làm việc, tập luyện và tâm trạng.

Một nghiên cứu tại Viện Neuroscience vào năm 2017 đã kết luận, hệ thống cảm xúc và miễn dịch có khả năng "giao tiếp" với nhau. Đến nay còn có nhiều điều về hệ miễn dịch mà con người vẫn chưa giải thích rõ được.

(Nguồn: Livestrong)

Theo Nhung Mai

ICT Việt Nam

Trở lên trên