Hiếm lắm mới có dịp "bới móc" tâm sự của hàng loạt "khách iu" với câu hỏi: Review thế nào để nhiều người mua?
Reviewer không phải cứ có ngoại hình nổi bật và tài ăn nói là kéo được thêm nhiều khách hàng, review giờ cũng cần có chiến thuật, trở nên khác biệt mà không gây phản cảm.
Ở thời điểm hiện tại, với nhiều người mua sắm online không khác gì trò chơi đánh cược vào số phận, bởi vì chẳng biết món đồ khi nhận về có công năng giống như bản thân kì vọng hay không. Mua một món hàng giá tầm trung, áp vào đôi mã giảm giá, đôi khi chỉ mất vài nghìn đồng để mang về được bộ mỹ phẩm trị giá vài trăm. Những tưởng rằng ăn được món hời, nhưng hỡi đâu lại là hàng bị kém chất lượng, được lấp bởi hàng nghìn review “clone” tích cực để che đi những review 1 sao về chất lượng thật của hàng hóa.
Vậy nên, dần đã trở thành thói quen nhờ nhiều nền tảng MXH, quyết định của người mua đang trở nên phụ thuộc vào đánh giá của các reviewer nhiều hơn cả. Các reviewer này còn được gọi là KOC (Key Opinion Consumers), có nền tảng chia sẻ nội dung chủ đạo là review và sở hữu lượt người theo dõi từ trung bình đến lớn. Khá tương đồng với cách gọi và “nhiệm vụ” với KOL, nhưng KOC chưa được phổ biến như vậy. Họ cầm trong tay hàng thật giá thật, có những đánh giá hai chiều, lại thêm địa chỉ đính kèm, người mua không hề phải mất công tìm kiếm nơi bán hàng tương tự để rồi nhận về là thứ có chất lượng không tương xứng.
Ngày nay, việc mua hàng của khách còn phải xem KOC review có hay không nữa!
Hiểu được nhu cầu này, cũng như hiểu được sức nóng của KOC VIETNAM 2022 - chương trình đào tạo KOC tiềm năng hiện thu hút hàng loạt KOC tương lai ngay từ vòng casting, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn nhanh về điều mà khách hàng mong muốn khi xem review. Điều gì khiến họ rút hầu bao và thanh toán ngay tại thời điểm xem xong những review đó?
Minh Thu (19 tuổi): Ai hay nói bậy là em "next", không xem nữa
“Em hay xem kênh của chị A này trên TikTok, thường những món đồ dùng chị ấy sử dụng và review đều đúng với nhu cầu của em. Giá cả cũng hợp lý với sinh viên, nên em thường mua qua link giới thiệu của chị ấy luôn ạ. Ngoài ra thì em không thích những bạn review cứ chêm thêm mấy từ bậy, ai hay nói bậy là em cũng next, không xem nữa”.
Bạn Minh Thu, sinh viên năm 1 tại Hà Nội cho hay. Quả thực, việc lạm dụng quá đà nội dung chửi thề, nói tục nhằm tạo sự khác biệt đã xuất hiện không ít trên các tài khoản MXH có lượng lớn người theo dõi lớn hiện nay. Điều này đã gây ra sự khó chịu không nhỏ cho một bộ phận lớn người theo dõi vì sự độc hại, được coi là nội dung bẩn nhưng vẫn nhận được sự chú ý.
Nhiều người livestream có nội dung không phù hợp đã mất đi kha khá khách hàng
Ngọc Huyền (24 tuổi): Tốt nhất là được miêu tả chất liệu trực tiếp
Đối với nhiều bạn trẻ, việc không được sờ thử vào chất liệu của hàng hóa đã trở thành rào cản lớn cho mỗi lần quyết định “rút hầu bao”. Chính vì vậy, việc các reviewer “show” chất liệu, kiểu dáng, mẫu mã một cách chi tiết đa dạng đã trở thành yếu tố đặc biệt thu hút hiện nay.
“Tớ thường xuyên mua quần áo online, nên ngoài mẫu mã đẹp ra thì cũng quan tâm nhiều đến chất vải nữa. Tớ thường xem livestream hoặc video thay vì mấy bài đăng bằng hình ảnh, vì các bạn bán hàng hoặc người review sẽ trực tiếp diễn tả chất vải bằng lời, cũng như có video minh hoạ kèm theo. Vì thế mà tớ cũng rõ hình dung hơn, kiểu như với mức giá đó thì hàng đó có xứng đáng không, vì giờ người ta cũng lấy hình một kiểu, bán hàng kiểu khác ấy. Nên tốt nhất là được người bán hoặc reviewer miêu tả chất liệu trực tiếp”. Bạn Ngọc Huyền, nhân viên văn phòng (Hà Nội).
Dù kinh doanh áo quần hay bất cứ món hàng gì, bạn cần chọn lọc từ ngữ sao cho khách hàng dễ hình dung được "chất liệu" nhất
Quang Huy (22 tuổi): Tập trung vào một loại hàng hóa thì cũng dễ theo dõi hơn
Bạn đã từng nghĩ đến việc mua một chiếc ghế tiện lợi cho không gian phòng ngủ khiêm tốn của mình, sẽ tìm đến ngay tài khoản chuyên review nội thất tối giản A nọ, một người khá có gu với mình để tìm đồ ưng ý? Đây cũng chính là “bí kíp” mà Quang Huy đã luôn áp dụng khi mua đồ trực tuyến, vừa tiết kiệm thời gian, cũng vừa dễ tìm kiếm trong “rừng” reviewer đông đảo ngày nay.
“Review theo nhóm sản phẩm bạn ạ. Mình thường theo dõi 1 bạn này chuyên review đồ công nghệ, kiểu laptop rồi điện thoại các thứ, nên cần mua gì thì chỉ cần ghé qua đó chọn tham khảo. Rồi đến quần áo cũng có vài ba tài khoản để theo dõi, có bạn thì chuyên đồ thể thao, bạn khác thì chuyên review style nghịch nghịch hơn chút. Những bạn tập trung review và có style chuyên vào một loại hàng hoá như vậy thì mình cũng dễ theo dõi hơn, không mất nhiều thời gian để đi tìm. Nhất là khi bạn đó cũng hợp gu thời trang với mình, phối đồ sao cho hợp lý thay vì tìm thấy một chiếc quần mình thích nhưng chẳng biết mặc với áo gì”.
Ví dụ như vào kênh của Duy Thẩm, người ta có thể chọn được vô số món hàng công nghệ
Thu Trà (34 tuổi): Nói chuyện dễ thương, chiều khách
“Tối nào chị cũng xem livestream, nhưng gần như chị chỉ xem của một bạn gái bán đồ của shop này trên facebook thôi. Bạn ấy nói chuyện dễ thương, cũng hiểu tâm lý khách hàng khi quay lên đến từng viền áo, khuya rồi chất vải, thậm chí yêu cầu mặc thử lên một bạn nhân viên khác có tạng người tương tự chị nữa. Nên chị cũng thích mà mua suốt, mẫu mã cũng đẹp, giá hợp lý”.
Chị Thu Trà, nhân viên bất động sản (Hà Nội) cho rằng việc được các shop “chiều” là điều khách hàng nói chung, và bản thân mình nói riêng khi đi mua sắm online mong muốn nhất.
Hoàng Sơn (29 tuổi): Nên có chất riêng, cũng nên chọn lọc hàng hoá để review
“Giờ reviewer ở Việt Nam đầy ra, nên thường mấy bạn hài hài hoặc có cách review độc đáo sẽ khiến anh dừng lại để xem khi lướt MXH. Reviewer giờ cũng cần có chất riêng của mình, cũng nên chọn lọc, review đúng thì sẽ tạo được sự tin tưởng, mà người ta tin rồi thì cũng sẽ theo dõi mình và quay lại tìm mình nhiều hơn. Anh nghĩ là như vậy”. Anh Hoàng Sơn, chuyên viên kinh doanh (Hà Nội) cho rằng nội dung review có chất riêng cũng là một trong những điều khách hàng cảm thấy ấn tượng và quyết định rút hầu bao.
Mỗi KOC luôn phải biết cách tìm cho mình "chất riêng".
Chiều lòng khách hàng không hề khó, nhất là khi hàng hóa được bán có chất lượng tốt và đa dạng mẫu mã, màu sắc để chọn lựa. Tuy nhiên, để có thể tăng tỷ lệ “chốt đơn”, không thể phủ nhận sự tham gia của các buổi livestream, hay video đánh giá trên MXH đã tăng hiệu quả lớn cho các sàn TMĐT, cửa hàng trực tuyến trong thời gian gần đây.
Nhận thấy được sự quan trọng của các reviewer - hay nay được biết tới với tên gọi KOCs (Key Opinion Consumers, cuộc thi KOC VIETNAM 2022 . Còn chần chừ gì nữa, nếu tự thấy mình đang có tố chất của một KOC chuyên nghiệp trong tương lai, đây chính là cuộc thi có thể tìm kiếm, vinh danh, đào tạo và nâng đỡ thế hệ KOC chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.
KOC VIETNAM 2022 được đầu tư thực hiện bởi VCCorp cùng đơn vị đồng tổ chức Lazada Việt Nam, phát hành chính thức trên Kenh14 và hệ thống truyền thông đa nền tảng, tư vấn và bảo trợ truyền thông bởi Admicro, với ACCESSTRADE Việt Nam là đối tác cung cấp nền tảng chính thức sẽ là sân chơi chuyên nghiệp, để những gương mặt KOC được học hỏi, cọ xát và phát triển. Với sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử cùng nhu cầu khổng lồ từ người tiêu dùng, thế hệ KOC chuyên nghiệp, sáng tạo và chỉn chu hứa hẹn sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong mọi quyết định mua sắm của giới trẻ.
Vòng casting call Thích thì rì viu, không thích thì rì viu sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 11/1/2021 đến 0h ngày 8/2/2022. Nếu bạn tự tin là một phần của thế hệ mua sắm mới, đừng bỏ qua KOC VIETNAM 2022 với sân chơi đào tạo kỹ năng sáng tạo chuyên nghiệp cùng rất nhiều điều hấp dẫn đáng mong chờ tại đây.
Cảm ơn báo điện tử VTV News và Giadinh.net.vn đã đồng hành cùng chương trình KOC VIETNAM 2022 .
Nguồn: Tổng hợp
Pháp luật và bạn đọc