MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hỗ trợ tối đa 300 USD/người/tháng học sau tiến sỹ ở nước ngoài

16-09-2017 - 12:00 PM | Xã hội

Cá nhân được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia và sau tiến sỹ được hỗ trợ tối đa 300 USD/người/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 2 năm. Trường hợp nhóm nghiên cứu được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm được hỗ trợ 1.000 USD/tháng.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 88/2017/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 2395).

Theo đó, việc cân đối nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện Đề án 2395 căn cứ trên số lượng người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo đúng đối tượng, lĩnh vực ngành nghề ưu tiên trong khuôn khổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được cơ quan có thẩm quyền giao và mức chi đào tạo quy định tại thông tư này.

Điều kiện, tiêu chí và quy trình tuyển chọn các cá nhân đi đào tạo, bồi dưỡng của Đề án 2395 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN của Bộ KH&CN.

NSNN hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động KH&CN đang làm việc tại tổ chức KH&CN công lập, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Đồng thời, hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các cá nhân hoạt động KH&CN đang làm việc tại tổ chức KH&CN ngoài công lập và doanh nghiệp.

Các nội dung chi bao gồm: Chi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn (trên 6 tháng), bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 6 tháng) ở nước ngoài; chi đào tạo, bồi dưỡng trong nước; chi hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, chi cho công tác quản lý và hoạt động chung của Đề án; các khoản chi phát sinh trong quá trình đào tạo.

Đối với chi hỗ trợ kinh phí nghiên cứu sau tiến sỹ ở nước ngoài, hỗ trợ tối đa 300 USD/người/tháng cho cá nhân được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia và sau tiến sỹ (thời gian hỗ trợ không quá 2 năm); 1.000 USD/tháng cho một nhóm nghiên cứu được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm (thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng).

Đồng thời, NSNN hỗ trợ 100% phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học và công nghệ uy tín quốc tế; 100% chi phí đăng ký và công bố quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích (theo quy định tại điểm c và điển d khoản 4 Điều 22 Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN).

Trường hợp chi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước đối với hình thức bồi dưỡng sau tiến sỹ, mức kinh phí hỗ trợ tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/toàn bộ thời gian. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/10/2017.

PV

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên