Hội chứng "đứa trẻ vàng" do sai lầm nuôi dạy của cha mẹ: Nghe tưởng hay, nhưng bản chất đằng sau mới đáng sợ
Tiến sĩ tâm lý học Brandy Smith, ĐH Memphis (Mỹ) đã khẳng định, hội chứng “đứa trẻ vàng” là một trong những cách nuôi dạy con gây tổn hại tâm lý nhất. Nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cách nhìn nhận thế giới của con.
- 01-07-202210 điều khiến bạn trở nên “non nớt” trước mặt sếp và đồng nghiệp: Bảo sao làm việc nhiều nhưng không được ghi nhận
- 29-06-2022Không muốn đau đầu vì chuyện mua nhà đất hay chung cư, nhiều người trẻ chỉ thích ở thuê: “Mình từng mua 2 căn nhưng hối hận bán luôn, dành tiền đầu tư cái khác”
- 27-06-2022Có tới gần 50% gia đình Việt không có nổi 3 cuốn sách cho con cái đọc tại nhà: 1 khu vực rất đông trẻ em nhưng lại xếp cuối danh sách
Phương pháp giáo dục của cha mẹ là một trong những nhân tố để lại ảnh hưởng đáng kể đến việc trẻ sẽ nhìn nhận thế giới ra sao, theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
Theo tiến sĩ tâm lý học Brandy Smith, ĐH Memphis (Mỹ), một trong những cách nuôi dạy con gây tổn hại tâm lý nhất là "hội chứng đứa trẻ vàng". Với kiểu nuôi dạy này, đứa trẻ hiểu rằng chúng là "đối tượng vàng" để luôn hoàn hảo và không được phép sai sót bất cứ điều gì.
Hội chứng "đứa trẻ vàng" là gì?
Đứa trẻ vàng (golden child) là một thuật ngữ đề cập đến đứa trẻ "được" gia đình coi là đặc biệt. Cha mẹ và người thân mong đợi trẻ sẽ giỏi mọi thứ, không bao giờ mắc lỗi và luôn có nghĩa vụ đáp ứng mong muốn của cha mẹ. Những kỳ vọng này được đặt ra không có cơ sở và bất chấp mong muốn của trẻ.
Nhà tâm lý học Terri Cole giải thích thêm, "đứa trẻ vàng" luôn cảm thấy áp lực từ cha mẹ. Nếu muốn tiếp tục nhận được tình yêu, chúng phải tiếp tục đạt được những gì cha mẹ muốn và cư xử theo cách mà cha mẹ sai khiến.
Cái tên mỹ miều của hội chứng này không thể che giấu bản chất đằng sau. Những đứa trẻ mắc hội chứng này thường gặp khó khăn trong việc thiết lập ranh giới đến việc làm hài lòng mọi người một cách quá mức. Trẻ thậm chí cay nghiệt với chính bản thân một cách không cần thiết, cuối cùng đánh mất chính mình.
4 dấu hiệu của hội chứng "đứa trẻ vàng"
Luôn muốn chiến thắng
Những "đứa trẻ vàng" bị ám ảnh rằng, mình nhất định phải đạt thành tích tốt vì đó là cách duy nhất để chúng có được tình yêu và sự chú ý từ mọi người, đặc biệt là từ cha mẹ. Vì thế, trẻ sẵn sàng làm mọi cách, thậm chí kiệt sức để đáp ứng kỳ vọng này.
Luôn cố gắng làm hài lòng mọi người
Một trong những dấu hiệu chính của hội chứng “đứa trẻ vàng” là tâm lý luôn cố gắng làm hài lòng mọi người. Theo Sanam Hafeez, bác sĩ - nhà tâm lý học thần kinh và giám đốc của Complusive the Mind: “Những đứa trẻ sẽ rất cố gắng để đáp ứng mọi nhu cầu của cha mẹ, kể cả điều đó là vô lý.”
Trưởng thành sớm
Bác sĩ Gonzalez-Berrios nói rằng, những đứa trẻ vàng thường bị buộc phải trưởng thành sớm hơn. Chúng thường được dạy phải giúp đỡ mọi người khác, chấp nhận hi sinh một phần lợi ích của bản thân. Chẳng hạn như phải đi kiếm việc làm sớm hơn so với anh chị em, phải góp phần đóng góp về tài chính gia đình, phải chăm sóc cho các em nhỏ…
Trở thành "đứa trẻ vàng" trong một gia đình có thể dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài trong các mối quan hệ như tình bạn, việc nuôi dạy con cái trong tương lai, công việc cũng như lòng tự trọng.
Ngoài ra, những đứa trẻ vàng có thể gặp khó khăn khi bận rộn tập trung vào nhu cầu của người khác. Điều này có thể dẫn đến hai tình huống xảy ra: đánh mất bản thân trong khi cố làm hài lòng người khác, hoặc ngược lại, rút lui và trở nên xa cách với mọi người khi đối mặt với những lời chỉ trích.
Sợ thất bại
Chuyên gia Hafeez cho biết, vì những đứa trẻ vàng không ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo ngay từ khi còn rất nhỏ, nên chúng rất sợ thất bại. Khi không duy trì được những kỳ vọng không thực tế của mình, trẻ sẽ nảy sinh cảm giác rất thất vọng về bản thân.
Đối với nhiều "đứa trẻ vàng", giấc mơ của chúng chính là giấc mơ của cha mẹ. Như vậy, trẻ rất dễ cảm thấy lạc lối, hoang mang khi thất bại trong việc theo đuổi các mục tiêu đó. Chúng cũng dễ bị lo âu và trầm cảm hơn do áp lực phải thực hiện tốt mọi việc.
Làm thế nào để thay đổi những ảnh hưởng của hội chứng "đứa trẻ vàng"?
Chuyên gia Cole cho rằng, điều quan trọng nhất là giúp trẻ nâng cao nhận thức về bản thân. Cha mẹ cần dạy cho con hiểu rằng, khám phá bản thân, nhận ra mình là ai, muốn gì, quan trọng hơn việc làm hài lòng người khác.
Cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ trên hành trình trở nên “không hoàn hảo”. Ảnh: MindBodyGreen
Một số biện pháp cụ thể có thể áp dụng gồm:
- Duy trì quyền tự chủ và quyền tự quyết cho trẻ
- Xác định thói quen cố gắng làm hài lòng mọi người của trẻ, sau đó hướng dẫn trẻ làm điều ngược lại
- Dạy trẻ vượt qua khó khăn và đồng hành để cùng thất bại
- Khuyến khích sự không hoàn hảo ở trẻ…
*Theo Yahoo Life, MindBodyGreen
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Lại Gần Con Hơn
Xem tất cả >>- Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm, bác sĩ nói 'thủ phạm' trong nhà tắm
- Đặc điểm chung của 70 cặp cha mẹ có con cái thành công: Không nói 4 điều này với trẻ
- Ăn nhiều cổ, cánh, phao câu gây dậy thì sớm? Bác sĩ dinh dưỡng đưa ra câu trả lời xác thực và khuyên cha mẹ phải lưu ý điều này
- Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ
- 5 cách cha mẹ thông thái thường làm khi con phạm lỗi, giúp trẻ thông minh và hiểu chuyện hơn