MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hồi sinh kinh tế Trung Quốc - chặng đường đầy chông gai

31-03-2020 - 17:57 PM | Tài chính quốc tế

Kinh tế Trung Quốc đã có một số tín hiệu đáng mừng.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang truyền đi thông điệp rằng nước này có thể phục hồi mạnh mẽ và các công ty, nhà đầu tư nước ngoài cũng không nên sợ hãi. Vào cuối tháng 2, Tân Hoa Xã, Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã đã gọi Tesla là biểu tượng của "niềm tin kinh doanh nước ngoài tại Trung Quốc" sau khi nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ mở lại nhà máy khổng lồ ở Thượng Hải và công bố kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất.

Giờ đây, khi số ca nhiễm bệnh đã giảm hẳn, nhiều nơi trên cả nước đang gỡ bỏ lệnh phong tỏa , với việc chứng minh mình khỏe mạnh, mọi người đi lại tự do hơn ở những khu vực mà dịch bệnh dường như đã đi qua. Bắc Kinh đã ra lệnh cho các công ty đường sắt và hàng không tổ chức các chuyến tàu và chuyến bay đặc biệt để chở công nhân di cư đi làm trở lại với phương châm từ "cánh cửa nhà của họ đến cổng nhà máy". Theo Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, Trung Quốc có khoảng 290 triệu công nhân, những người thực hiện công việc lương thấp nhưng quan trọng, là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Các nhà chức trách ở tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh Covid - 19 đầu tiên bùng phát, cho biết những người lao động nhập cư khỏe mạnh đã được đưa trở lại nơi làm việc của họ bắt đầu vào cuối tuần trước. Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung, hơn 90% các công ty công nghiệp ở hầu hết các tỉnh đã hoạt động kể từ ngày 17 tháng 3. Các công ty nhỏ hơn thì đang gặp khó khăn hơn và chỉ có 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở vào giữa tháng 3.

Những con số biết nói

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid – 19 ở hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ khiến nhu cầu toàn cầu giảm đột ngột, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị phá vỡ khi các nhà máy đình chỉ hoạt động, Trung Quốc sẽ bị kìm hãm xuất khẩu. Ngay trong nội địa Trung Quốc, tình trạng thất nghiệp tăng mạnh cũng khiến người dân giảm chi tiêu cá nhân. Người tiêu dùng vẫn cảnh giác khi tham gia mua sắm tại các trung tâm thương mại và ăn uống tại các nhà hàng. 

Theo Cục thống kê Quốc gia của Trung Quốc, doanh số bán lẻ giảm 20,5% trong tháng 1 và tháng 2 so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng công nghiệp giảm 13,5% và đầu tư tài sản cố định giảm gần 25%. Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đã tăng cao hơn, lên tới 6,3% trong tháng 2 so với 5,2% trong tháng 12.

Các chuyên gia kinh tế cao cấp cũng đang cố gắng đi tìm câu trả lời về ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với trị giá hơn 14 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, các nhà phân tích tại Goldman Sachs gần đây dự báo GDP của Trung Quốc có thể giảm 9% trong quý đầu tiên của năm, so với cùng kỳ năm 2019. Còn theo ông Larry Hu, Trưởng nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Tập đoàn Macquarie, cho biết thời điểm này là khoảng thời gian là tồi tệ nhất trong gần 50 năm qua. Lần cuối cùng Trung Quốc trải qua một nền kinh tế bị suy thoái là vào năm 1976.

Những chính sách hỗ trợ

"Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp cứu trợ mạnh mẽ hơn để chống lại tác động của dịch bệnh", theo ông Mao Shengyong, phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia, cho biết vào hôm thứ Hai tuần trước tại một cuộc họp báo đi kèm với việc công bố những dữ liệu rất ấn tượng.

Những chính sách hỗ trợ sẽ bao gồm các biện pháp tài chính và tiền tệ để giảm bớt gánh nặng thuế, tăng chi tiêu của chính phủ và giảm chi phí vay, cũng như các chính sách đặc biệt để bảo vệ việc làm. Nhưng ông Mao cũng cho biết chính phủ sẽ kiềm chế thị trường tránh đẩy giá tiêu dùng cao hơn nữa.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa 100 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 14,3 tỷ USD) vào hệ thống tài chính bằng cách cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các ngân hàng. Ngân hàng trung ương tuyên bố sẽ cắt giảm lượng ngân hàng tiền mặt phải nắm giữ như dự trữ. Động thái này cũng sẽ đưa 550 tỷ nhân dân tệ (78,6 tỷ USD) vào hệ thống lưu thông.

Sau động thái của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, các nhà nghiên cứu kinh tế và các doanh nghiệp đợi chờ các biện pháp nới lỏng tài chính và chính sách tiền tệ sẽ được thực hiện trong những tháng tới, bao gồm cắt giảm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, cũng như cắt giảm thuế và giảm tiền thuê cho các doanh nghiệp nhưng không trông chờ Chính phủ sẽ tung ra một gói kích thích lớn như gói trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vì dư địa của nó rất hạn chế.

Hồi sinh kinh tế Trung Quốc - chặng đường đầy chông gai - Ảnh 2.

Ngân Hà

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên