MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hơn 100.000 người Trung Quốc giám định ADN mỗi năm: Đàn ông cay đắng biết mang kiếp "đổ vỏ", phụ nữ đau đớn không biết con của nhân tình hay chồng

27-11-2020 - 16:52 PM | Sống

Đã có không ít người hoài nghi kết quả giám định ADN có chính xác hay không. Trên thực tế, xác suất sai sót trong giám định huyết thống là 0,0001%.

Một đời người liệu có thể trải qua bao nhiêu chuyện ly kỳ hiếm có? Đối với bác sĩ Đái Duy, một người đang làm việc tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), câu trả lời rất đơn giản. Đó là trong 10 năm làm việc trong ngành y, ông đã xử lý hơn 30.000 ca xét nghiệm quan hệ huyết thống tại Trung Quốc.

Đằng sau mỗi lần giám định huyết thống chính là mối quan hệ đang gặp vướng mắc hoặc một gia đình trên bờ vực tan vỡ.

"Ai là bố của con tôi?"

Sau khi nhìn thấy 3 chữ "Không trùng khớp" trên kết quả giám định ADN, người nông dân nghèo hơn 60 tuổi gần như phát điên, liên tục giật mạnh tóc khiến một nửa mảng tóc trên đầu bong ra, chảy rất nhiều máu. Sự thật chính là, người con trai ông nuôi dưỡng hơn 30 năm qua không phải là con ruột của ông.

Người đàn ông này thường xuyên đi làm xa, để có 90% tiền lương đều chuyển về cho vợ con ở quê nhà, ông chỉ ăn uống đạm bạc, đi giày cũ, thậm chí tiền xét nghiệm ADN cũng do bạn bè trả giúp. Được biết, khi về nhà ông đã đánh gãy chân vợ rồi uống thuốc trừ sâu tự sát.

Trong quá trình làm việc hơn 10 năm qua, bác sĩ Đái Duy đã thực hiện hơn 30.000 ca giám định huyết thống. Và kết quả "Không trùng khớp" nằm trong khoảng 23% - 28%, có nghĩa là, cứ 4 trường hợp làm giám định huyết thống thì có 1 trường hợp không phải là ruột thịt.

Hiện tại, mỗi năm có hơn 100.000 người thực hiện giám định ADN huyết thống ở Trung Quốc. Những người trong ngành này luôn được kể những câu chuyện đầy bất lực như: Đàn ông không rõ đứa con có phải con ruột không, còn phụ nữ lại không biết bố đứa trẻ trong bụng mình là ai.

Hơn 100.000 người Trung Quốc giám định ADN mỗi năm: Đàn ông cay đắng biết mang kiếp đổ vỏ, phụ nữ đau đớn không biết con của nhân tình hay chồng - Ảnh 1.

Bác sĩ Đái Duy

Lý Phúc là một người đàn ông đáng thương từng 2 lần thực hiện giám định ADN với 2 người con. 3 năm trước, đứa con đầu lòng anh luôn yêu thương lại là con trai của vợ và đồng nghiệp. Cầm kết quả "Không trùng khớp" trên tay, anh chết lặng đi.

Tuy nhiên, trước lời hứa không tái phạm của vợ, Lý Phúc đã chọn cách tha thứ. Hai năm sau đó, vợ Lý Phúc mang thai lần 2. Lúc đó, anh rất hạnh phúc vì sắp có một đứa "con trai ruột thịt". Nhưng ngay sau khi sinh, người vợ đề nghị ly hôn và tuyên bố đứa bé là con của cô và người yêu cũ.

Không can tâm, Lý Phúc quyết định giám định ADN, nhưng kết quả đã phá vỡ hy vọng cuối cùng của anh. Cả 2 đứa trẻ do vợ sinh ra đều không có quan hệ huyết thống với anh. Cuối cùng anh cũng chấp nhận ly hôn.

Đối với những người đàn ông bị "cắm sừng", ngoài câu hỏi "Đứa bé có phải con tôi không?" thì họ luôn đau đáu suy nghĩ về vấn đề "Đứa bé là con ai?". Họ vắt kiệt sức để tìm ra người đã khiến bản thân rơi vào bể đau khổ.

Tiền Văn Quân năm nay khoảng 50 - 60 tuổi, ông đã kết hôn với một phụ nữ hơn 30 tuổi đến từ vùng khác. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông đã sống cùng với con trai riêng 15 tuổi của vợ. Không lâu sau đó, vợ ông đã mang thai và sinh ra một con trai. Nhưng đứa bé không hề giống ông, điều này đã thôi thúc ông tìm đến giám định huyết thống. Kết quả là "Không trùng khớp".

Dù rất đau đớn trước sự thật này, nhưng ông vẫn muốn tìm ra danh tính người đã đẩy ông về bế tắc cùng cực. Nửa tháng sau đó, với tâm thế quyết tìm được chân tướng sự việc, Tiền Văn Quân đến gặp bác sĩ Đái Duy và mang theo danh sách hơn 10 "nghi phạm". Đây là những gì ông ghi chép được thông qua lời nói và hoạt động thường ngày của vợ.

Trái với mong đợi, hơn 10 "nghi phạm" này đều không phải bố ruột của đứa bé. Lúc này mọi nghi ngờ đã đổ lên đứa trẻ 15 tuổi, con trai của vợ ông và chồng cũ. Kết quả giám định lần này đã khiến Tiền Văn Quân sụp đổ hoàn toàn, vợ ông và con trai riêng không có quan hệ huyết thống. Hóa ra, họ chính là một cặp vợ chồng bỏ trốn. Cô ta kết hôn với ông chỉ vì vấn đề nơi ở và ổn định cuộc sống.

Ngoài đàn ông, ngày càng nhiều phụ nữ tìm đến giám định ADN. Họ muốn biết đứa bé có phải là con của chồng mình hay là của đối tượng ngoại tình "nhất thời không thể làm chủ bản thân".

Hơn 100.000 người Trung Quốc giám định ADN mỗi năm: Đàn ông cay đắng biết mang kiếp đổ vỏ, phụ nữ đau đớn không biết con của nhân tình hay chồng - Ảnh 2.

Nơi làm giám định ADN

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Đái Duy, những năm gần đây, có không ít cô gái trẻ chưa lập gia đình làm giám định huyết thống. Hầu hết họ chỉ trong độ tuổi 15 - 16, thậm chí có người chỉ mới 13 - 14 tuổi. Đầu năm 2018, một thiếu nữ 15 tuổi tên là Khương Manh đã đưa 4 "bạn trai" đến gặp bác sĩ Đái Duy để tìm ra bố ruột của đứa bé trong bụng cô. Kết quả đều là "Không trùng khớp".

Có một sự thật không ai ngờ đến, ngoài 4 "bạn trai" này, Khương Manh còn có quan hệ với hơn 10 người đàn ông khác. Bác sĩ Đái Duy cho biết, về sau đứa bé "không rõ bố ruột" đã được giao cho ai nuôi dưỡng thì anh cũng không biết rõ nữa.

ADN không biết nói dối

Đã có không ít người hoài nghi kết quả giám định ADN có chính xác hay không. Trên thực tế, xác suất sai sót trong giám định huyết thống là 0,0001%.

Thông thường, các cặp vợ chồng đến gặp bác sĩ Đái Duy để thực hiện giám định huyết thống là vì trục trặc tình cảm. Tuy nhiên cũng có người làm xét nghiệm ADN chỉ ham vui hoặc muốn có "kỷ niệm đẹp" có một không hai cho bản thân và gia đình.

Từng có trường hợp 3 người trong 1 gia đình cùng nhau giám định huyết thống và kết quả là "Trùng khớp". Sau khi có kết quả, người vợ đã rất đau lòng vì chồng đã không tin tưởng mình. Nhưng cô không thể không thực hiện xét nghiệm ADN, bởi đây là cách duy nhất để xóa bỏ hoài nghi trong lòng chồng.

Bác sĩ Đái Duy tâm sự, anh không thể không đưa ra lời khuyên về vấn đề có nên thực hiện giám định huyết thống hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là ADN không biết nói dối.

Vị bác sĩ này cũng tiết lộ, anh hiếm khi xem phim truyền hình, bởi những kịch bản đó còn kém thú vị hơn công việc của anh. Đằng sau mỗi kết quả giám định đều là mối quan hệ phức tạp. Ngoài phanh phui sự phản bội hay lừa dối thì từng có người tìm được chị em thất lạc sau khi xét nghiệm ADN, có những người mẹ tìm được con gái sau hơn 30 năm xa cách cũng nhờ giám định huyết thống.

Người nông dân nghèo đánh gãy chân vợ rồi uống thuốc trừ sâu trước đó, cuối cùng cũng đã được cứu sống. Vụ việc này xảy ra vào năm 2008, là lúc bác sĩ Đái Duy vừa vào nghề và cũng là một bước ngoặt lớn đối với anh. Anh luôn tự hỏi, nếu không làm giám định huyết thống thì liệu người này có hạnh phúc hơn không, gia đình có viên mãn hơn không?

Tuy nhiên, một tiền bối trong nghề đã thẳng thắn chia sẻ với anh: "Người bị lừa dối có quyền được biết sự thật!".

Nguồn: The Paper

Theo Hy Li

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên