MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Huawei chăn nuôi lợn và 'đào vàng'

07-03-2021 - 16:18 PM | Tài chính quốc tế

Huawei chăn nuôi lợn và 'đào vàng'

Vào lúc lĩnh vực kinh doanh smartphone và mạng 5G gặp khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei đang xem xét khai thác các nguồn doanh thu khác.

Sử dụng công nghệ cao vào chăn nuôi lợn 

Cách đây không lâu, vấn đề “chăn nuôi lợn” của Huawei đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi, tất cả bắt nguồn từ một tin được ông Đoàn Ái Quốc, chủ tịch mảng kinh doanh camera của Huawei đăng tải. Ông viết trên Weibo rằng Huawei sẽ bước vào ngành chăn nuôi và phát triển giải pháp nuôi lợn thông minh. Giới quan sát khi đó cho rằng Huawei cùng với Công ty NetEase, sẽ trở thành một thế hệ “người chăn nuôi lợn” mới.

Gần đây, Đoàn Ái Quốc nói rõ trong một cuộc phỏng vấn với Jiemian News, Huawei sẽ không trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh nuôi lợn mà là giúp các công ty chăn nuôi lợn. Cụ thể là thông qua dịch vụ đám mây, AI và các công nghệ khác để giúp ngành nuôi giảm giá thành, tăng hiệu quả.

Phía sau phương án nuôi lợn thông minh của Huawei là hàng loạt sản phẩm về thị giác và dịch vụ bao gồm camera, dịch vụ đám mây, thuật toán,… Đây cũng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt của Huawei trong những năm gần đây.

Ngày 4/3/2021, Huawei đã chính thức phát hành dịch vụ Good Hope Cloud (Hảo Vọng). Theo giới thiệu chính thức, dịch vụ đám mây Hảo Vọng là dịch vụ đám mây cho máy camera của Huawei và cũng là một dịch vụ đám mây video định hướng ngành dựa trên khả năng nghiên cứu, phát triển nền tảng đám mây video của Huawei.

Trên thực tế, ngành chăn nuôi lợn chỉ là một phần của dịch vụ đám mây Hảo Vọng. Trong tương lai, các dịch vụ đám mây này sẽ tập trung vào năm kịch bản: chuỗi thông minh, chăn nuôi thông minh, trường học thông minh, công trường thông minh và cộng đồng thông minh để đáp ứng nhu cầu của các ngành khác nhau về lĩnh vực video trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Ngày 9/2, CEO Huawei Nhiệm Chính Phi lần đầu tiên đề cập đến kế hoạch “Nanniwan” của Huawei trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông.

Ông nói: “Hơn một năm sau lệnh trừng phạt của Mỹ, tôi càng tin tưởng hơn vào sự tồn vong của Huawei, bởi vì chúng tôi có nhiều cách để vượt qua khó khăn. Chúng tôi đã khởi động dự án “Nanniwan”, thuật ngữ đề cập đến hoạt động sản xuất tự cứu. Ví dụ, chúng tôi đang có những đột phá lớn trong than, thép, âm nhạc, màn hình thông minh, PC, máy tính bảng và các lĩnh vực khác. Do đó, chúng tôi có thể tồn tại mà không cần dựa vào điện thoại di động”.

Huawei âm thầm “đào vàng”

Thực ra, chăn nuôi lợn cũng là một nghề phụ, tái chế điện thoại di động mới gắn với hoạt động kinh doanh chính của Huawei. Được biết, Huawei đang hợp tác với TES. TES là một công ty tái chế rác thải điện tử của Singapore. Hiện tại, công ty này có 4 nhà máy ở Trung Quốc, đặt tại Thượng Hải, Quảng Châu, Bắc Kinh và Tô Châu. Có thông tin Huawei đã chính thức hợp tác với nhà máy của TES tại Thượng Hải trong lĩnh vực tái chế smartphone.

Tái chế smartphone là một thị trường rộng lớn, nhưng ở Trung Quốc, tỷ lệ tái chế không mấy lạc quan. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái chế smartphone của Trung Quốc chưa đến 2%.

Ông Richard Wang, Giám đốc TES Trung Quốc cho biết, bằng cách tái chế 100 triệu chiếc smartphone, về lý thuyết, có thể thu được hơn 120 kg vàng, với độ tinh khiết hơn 99,9% sau khi tinh luyện. Hãy thử nghĩ xem, hàm lượng vàng của một tấn quặng vàng chỉ là 15-20g, qua so sánh, chi phí tái chế smartphone thấp hơn nhiều so với khai thác và chiết xuất vàng từ quặng mỏ.

Không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều công ty tham gia vào thị trường tái chế smartphone. Chẳng hạn như Xianyu, Zhuanzhuan, Aihuihui và Huanhuanhuishou đều là những nhà tái chế smartphone phổ biến trên thị trường Trung Quốc, nhưng nhà tái chế hạng “vương” thực sự khiến người tiêu dùng khâm phục vẫn chưa xuất hiện. Cũng có số liệu dự đoán, đến năm 2030, giá trị kim loại có trong rác thải điện tử của Trung Quốc sẽ lên tới 23,8 tỷ USD, tương đương 154,06 tỷ NDT.

Năm 2020, Trung Quốc đại lục đã xuất xưởng 330 triệu smartphone. Thống kê cũng cho thấy chu kỳ sử dụng điện thoại Android trong nước đã khiến mỗi năm có 150 triệu chiếc thải loại. Đó là thị trường béo bở mà Huawei nhằm tới.

Theo Thu Thuỷ

Tiền Phong

Trở lên trên