Huawei và bí quyết gây dựng niềm tin cho 3 tỷ người dùng trên thế giới
Với triết lý "lấy khách hàng làm trung tâm", Huawei đã không ngừng nỗ lực phát triển các công nghệ, kỹ thuật mới vì mục tiêu bảo đảm an ninh mạng và quyền riêng tư của khách hàng.
Phát triển công nghệ viễn thông tiên tiến và quy chuẩn an ninh mạng
Năm 2020, Huawei đứng thứ 49 trong danh sách Fortune Global 500, với tăng trưởng lợi nhuận ròng 5.6% vào năm 2019, và doanh thu nửa đầu 2020 tăng 13.1% so với cùng kỳ 2019, bất chấp những ảnh hưởng của "bóng đen" đại dịch trên nền kinh tế thế giới. Với xuất phát điểm là một tập đoàn tư nhân nhỏ, Huawei đã tiến những bước dài để vững vàng trong top đầu của bảng xếp hạng Fortune 500 chỉ trong vòng 30 năm. Không chỉ chiến thắng bằng kết quả kinh doanh, công nghệ của Huawei cũng đã lần lượt vượt qua các công ty phương Tây, nhờ nguyên tắc coi hoạt động R&D là bí quyết thành công và là phần quan trọng nhất của công ty.
Đối với nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, R&D là hoạt động "chạy đua với thời gian và chạy đua với thời đại, chứ không phải chạy đua với các đối thủ". Năm 2018, Huawei là công ty đứng thứ 5 trên thế giới về khoản chi cho hoạt động R&D, theo Bảng xếp hạng đầu tư hoạt động Nghiên cứu và Phát triển công nghiệp của EU. Mỗi năm, tập đoàn đầu tư ít nhất 10-15% doanh thu của mình vào R&D. Số lượng bằng sáng chế mà Huawei đăng ký và được cấp không ngừng gia tăng mỗi năm. Siêu cường công nghệ Trung Quốc sở hữu nhiều công nghệ được đánh giá là tiên tiến bậc nhất hiện nay, với những phát kiến mang tính lịch sử của ngành viễn thông như sóng viba giao thức Internet (viba IP), giúp tăng tốc độ truyền dẫn Internet lên hàng trăm lần so với các hệ thống của các nhà mạng khác. Những thành tích vượt trội và cống hiến sáng tạo cho ngành công nghệ thông tin của hãng liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng uy tín, như gần đây nhất là 8 giải thưởng liên quan đến AI, IoT và hệ thống mạng tại sự kiện Interop Tokyo 2020, triển lãm ICT lớn bậc nhất Nhật Bản.
Đối với các tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu, Huawei sở hữu nhiều đóng góp quan trọng, đồng thời là thành viên chủ chốt cũng như tham gia vào nhiều tổ chức, diễn đàn uy tín về an ninh mạng. Điển hình là hàng năm, hãng đã đệ trình nhiều đề xuất bảo mật lên 3GPP (Dự án đối tác thế hệ thứ ba), phát triển tiêu chuẩn bảo mật H(e)NB và đẩy mạnh nghiên cứu bảo mật trên hệ truyền thông M2M (Máy tới Máy). Hãng sở hữu tới hơn 270 chứng chỉ an toàn mạng từ được các tổ chức uy tín và độc lập, và là công ty tiên phong được nhận chứng chỉ bảo mật CC EAL4+ cho các sản phẩm 5G của mình - mức cao bậc nhất cho một dòng sản phẩm hiện hành trong khả năng về kinh tế. Tiêu chuẩn bảo mật của các sản phẩm trạm gốc 5G của Huawei đang tiếp tục phát triển hàng đầu thế giới và có thể đảm bảo độ an ninh cho truy cập không dây 5G, góp phần củng cố vị thế nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ 5G số 1 toàn cầu. Nhậm Chính Phi cho biết, "Những gì tôi bán cho thế giới là một "đường ống cấp nước", bên trong có "nước" chảy, thứ chảy bên trong đồ vật tôi bán là thông tin, trạm gốc 5G giống như "vòi nước" có thể làm nước chảy ra, truyền ra thông tin", mặc dù thiết bị mạng được khống chế bởi các nhà khai thác - hay các khách hàng của Huawei, hãng luôn không ngừng thúc đẩy việc thiết lập các quy tắc và quy ước thống nhất trên toàn thế giới về an ninh mạng để bảo vệ quyền lợi thông tin của người dùng.
Mới đây, Huawei trở thành hãng công nghệ tiên phong vượt qua bài kiểm tra kỹ thuật đảm bảo an ninh mạng lõi 5G (SCAS) do 3GPP thực hiện.
Sau khi đánh giá quá trình phát triển sản phẩm GSMA và vòng đời đầu tiên của ngành, thiết bị mạng 5GC (mạng lõi 5G) của Huawei đã vượt qua bài đánh giá bảo mật hoàn chỉnh GSMA Nesas. Bài kiểm tra được thực hiện bởi phòng thí nghiệm SGS Brightsight ở Hà Lan.
Nesas là cơ chế đánh giá và kiểm tra đặc điểm kỹ thuật an ninh mạng do GSMA và 3GPP thực hiện theo chuẩn thế giới, có sự hỗ trợ từ các nhà mạng quốc tế, nhà cung cấp thiết bị, cơ quan quản lý, GSMA và 3GPP. Nội dung kiểm tra bao gồm bảo mật chung, bảo mật chức năng kinh doanh, bảo mật đường truyền và bảo mật vận hành, bảo trì. Ngoài đánh giá thông số kỹ thuật đảm bảo an ninh, Nesas cũng xem xét các quy trình vòng đời sản phẩm. Đơn vị này đo lường mức độ an toàn của một sản phẩm mạng và đưa ra phân tích mối đe dọa của ngành công nghiệp di động.
Ưu tiên hàng đầu là bảo mật thông tin vì khách hàng
Nhậm Chính Phi từng chia sẻ về định hướng bao trùm của tập đoàn Huawei: "Lý tưởng của chúng tôi là phục vụ hạnh phúc của con người". Ông đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Huawei "có thể ký thỏa thuận không có thiết bị theo dõi, không có hành vi gián điệp" với các chính phủ. Ông xác định một hệ thống tổ chức minh bạch từ bên trong sẽ là chìa khoá quan trọng để đảm bảo hành trình của Huawei luôn tập trung vào phục vụ nhu cầu của khách hàng. John Suffolk, Giám đốc Bảo mật Không gian mạng và Quyền riêng tư Toàn cầu của Huawei tự hào cho biết Huawei "là một công ty cởi mở, minh bạch và được xem xét kỹ lưỡng trên thế giới".
Nhậm Chính Phi từng tuyên bố, Huawei sẵn sàng đóng cửa chứ không chấp nhận bất cứ yêu cầu nào về việc lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng. Nhiều tổ chức quốc tế như: APWG (Tổ chức chống lừa đảo trên mạng), Công ty phần mềm chống virus AVG, InterPol (Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế) và IWE (Tổ chức giám sát mạng internet),.. đã và đang tham gia, hợp tác từ khâu nghiên cứu nhằm bảo đảm tính an ninh, an toàn của các sản phẩm mang thương hiệu Huawei. Ken Hu, Phó Chủ tịch của Huawei phát biểu: "Niềm tin cần phải dựa trên sự thật, sự thật phải được kiểm chứng và việc kiểm chứng, xác minh phải dựa trên các tiêu chuẩn chung".
Không chỉ khẳng định bằng lời nói, Huawei minh chứng cho nguyên tắc minh bạch và an toàn thông tin với khách hàng bằng những hành động thiết thực. Huawei liên tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các tổ chức trong những lĩnh vực bảo mật thông tin chủ chốt như mô hình hóa đe dọa, phát hiện malware và phân tích hành vi tấn công. Tập đoàn công nghệ này đã lần lượt cho ra mắt Trung tâm minh bạch an ninh mạng tại Brussels (Bỉ), Banbury (Anh Quốc), Bonn (Đức), Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất), Thâm Quyến (Trung Quốc), Toronto (Canada) và Rome (Italy). Mới đây, trong đầu tháng 6/2021, Huawei cũng chính thức mở cửa Trung tâm Minh bạch an ninh mạng lớn bậc nhất tại Đông Hoản, Trung Quốc.
Các trung tâm này mở cửa đón chào khách hàng và các tổ chức kiểm toán độc lập, các chính phủ tới và đánh giá, kiểm tra toàn diện sản phẩm, mã nguồn và phần mềm của Huawei. CEO Ken Hu cho biết hoạt động này nằm trong kế hoạch để củng cố niềm tin về an ninh mạng ở quy mô toàn cầu của tập đoàn. Ông chia sẻ: "Chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy chính phủ Đức và chính phủ Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh mạng, tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng châu Âu và tuân thủ các yêu cầu của GDPR", và thể hiện rõ quyết tâm tạo dựng sự an tâm cho người dùng trên toàn thế giới, "Cùng nhau, chúng ta có thể nâng cao khả năng bảo mật trên toàn bộ chuỗi giá trị và giúp xây dựng niềm tin thông qua xác minh kiểm chứng".
Huawei một lần nữa thiết lập tiêu chuẩn mới về an ninh mạng với hệ thống các trung tâm minh bạch ở nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: CGTN)
Với hơn 100 tỷ đô la Mỹ dự kiến đầu tư vào R&D trong 5 năm tới, Huawei đã và đang tiếp tục hoàn thiện toàn bộ mạng lưới để nâng cao sự an toàn và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Tại trụ sở Huawei, hệ thống bảo mật an ninh và quyền riêng tư được đầu tư xây dựng quy mô, giám sát mọi bộ phận và quy trình. Nội bộ công ty tuân thủ những yêu cầu về bảo mật thông tin chặt chẽ, mỗi người điều hành, quản lý và cá nhân đều phải chịu trách nhiệm giải trình và trách nhiệm pháp lý cá nhân. Đội ngũ lãnh đạo của công ty hiểu rõ, việc duy trì hồ sơ an ninh trong sạch và vững chắc sẽ là cánh cửa để các sản phẩm của hãng tiếp tục vươn ra thế giới, tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng một tương lai thông tin an toàn cho mọi người.