IFC bổ nhiệm giám đốc quốc gia mới phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào
Tân giám đốc IFC khu vực cho biết sẽ tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
- 04-04-2022Gia tăng động lực mới, Techcombank “thách thức” nhóm bám đuổi CASA
- 04-04-2022VietinBank tung nhiều ưu đãi miễn phí ngân hàng số cho doanh nghiệp
- 04-04-2022Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng, mã tăng mạnh nhất 6,4%, VPB duy trì thanh khoản cao
Ngày 4/4, IFC khu vực Mekong có giám đốc mới là ông Thomas Jacobs. Cụ thể, ông Thomas Jacobs kế nhiệm ông Kyle Kelhofer - đảm nhận vai trò Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, và Lào trong 7 năm.
Theo giới thiệu của IFC, ông Jacobs (quốc tịch Hoa Kỳ) gia nhập IFC năm 2003, đã có kinh nghiệm làm việc ở như khu vực khác nhau như Trung Á, Trung Đông, và các quốc đảo Thái Bình Dương. Ông đã dẫn dắt thực hiện nhiều sáng kiến liên quan đến mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính cho phụ nữ, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu, tăng cường cải cách và triển khai chính sách tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn dắt trong nhiều ngành, bao gồm hạ tầng, kinh doanh nông nghiệp, ngân hàng, và du lịch. Sau khi được bổ nhiệm, ông sẽ làm việc tại Hà Nội.
Ông Thomas Jacobs, Giám đốc quốc gia phụ trách khu vực Mekong bao gồm Việt Nam, Campuchia, và Lào.
Với cương vị là tân giám đốc, ông Jacobs cho biết ông sẽ ưu tiên tăng cường tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp địa phương, mở rộng phát triển năng lượng tái tạo, và thúc đẩy các sáng kiến thông minh về khí hậu để hỗ trợ chương trình nghị sự về khí hậu của các quốc gia.
"Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi toàn bộ các thảo luận và cam kết từ Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu rút cục sẽ được hiện thực hóa hay thất bại, do vậy, trọng tâm chiến lược của tôi là hỗ trợ các quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đồng thời thực hiện các cam kết về khí hậu," ông Jacobs chia sẻ.
IFC—thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới - là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi. Trong năm 2021, tổ chức này có tổng đầu tư dài hạn của IFC vào các công ty tư nhân và định chế tài chính tại các nước đang phát triển đạt 31,5 tỷ USD.
Tại Việt Nam, đầu tư của IFC tăng mạnh trong 5 năm qua, mở rộng từ đầu tư vào các định chế tài chính – ngân hàng sang các lĩnh vực khác như cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, sáng kiến chống biến đổi khí hậu…