MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Jamie Dimon - CEO ngân hàng quyền lực nhất thế giới cảnh báo nước Mỹ có "điều gì đó sai sai"

05-04-2017 - 19:25 PM | Tài chính quốc tế

"Dễ hiểu tại sao rất nhiều người dân Mỹ đang căm phẫn những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, trường học và chính phủ", ông Dimon nói.

Jamie Dimon là vị CEO ngân hàng quyền lực nhất thế giới. Ông được xếp thứ 19 trong danh sách những nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2016 của Forbes. Hiện ông là chủ tịch kiêm CEO của ngân hàng JPMorgan Chase - tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới và là 1 trong bộ 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Đôi khi JPMorgan Chase cũng được gọi là "Ngôi nhà của Dimon" bởi ông đã lãnh đạo JPMorgan trong hơn một thập kỷ. Đó là minh chứng cho thấy sức ảnh hưởng cực kỳ lớn của ông Dimon trong giới ngân hàng nước Mỹ cũng như thị trường tài chính toàn cầu như thế nào. Mọi lời nhận định của ông đều được những người trong nghề săn đón.

Kể từ khi Tổng thống Trump bắt đầu có những động thái làm thay đổi chính phủ tiền nhiệm, ông Dimon đã có 2 tuyên bố quan trọng: "Nước Mỹ thực sự là một quốc gia ngoại lệ" và "rõ ràng là có điều gì đó sai sai".

Trên cương vị là lãnh đạo JPMorgan Chase, đồng thời là cố vấn cho Tổng thống Trump, ông Dimon đã dùng bức thư thường niên gửi cổ đông dài 45 trang của mình để nói về những cách giúp người Mỹ mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước khi liệt kê một danh sách dài những vấn đề tự gây ra mà ông cảm thấy "buồn" khi phải viết ra.

Mở đầu bức thư, ông viết: Bước vào đầu thế kỷ 21, nước Mỹ đã đổ hàng nghìn tỷ USD vào các cuộc chiến tranh, chất một đống nợ khổng lồ lên vai những người sinh viên, buộc vô số người nước ngoài phải rời đi sau khi họ đã học tập và giành được tấm bằng cao ở Mỹ, buộc hàng triệu người Mỹ phải rời khỏi nơi làm việc vì những tội nhỏ và gây trở ngại cho thị trường lao động bởi những quy tắc vội vàng.

Là thành viên trong diễn đàn kinh tế thúc đẩy việc làm của Tổng thống, ông Dimon nổi tiếng là người có những quan điểm lạc quan. Trong tháng 2, ông Dimon dự đoán kinh tế Mỹ sẽ có một tương lai tươi sáng nếu chính phủ mới tiến hành các kế hoạch sửa đổi lại thuế, giảm thiểu quy tắc và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng. Trả lời phỏng vấn hồi tháng trước, ông cũng cho rằng Tổng thống Trump đã khơi dậy "tâm lý bầy đàn" đồng thời thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp vào sức tăng trưởng của Mỹ.

Tuy nhiên, trong lá thư gửi cổ đông vào hôm qua (4/4), ông lại cho thấy hàng loạt lý do để lo lắng: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp. Các trường học trong thành phố đang thiếu những đứa trẻ nghèo. Trường trung học và dạy nghề thì không cung cấp các kỹ năng cần thiết để có việc làm tốt. Việc lập kế hoạch và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng thiếu thốn đến mức nước Mỹ đã không xây dựng một sân bay lớn nào trong suốt hơn 20 năm qua. Thuế doanh nghiệp quá cao khiến cho vốn và chất xám chảy ra ngoài Mỹ. Quy định thì thừa thãi.

"Dễ hiểu tại sao rất nhiều người dân Mỹ đang căm phẫn những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, trường học và chính phủ", ông Dimon nói. "Điều này có thể làm mở nhạt vai trò của thương mại, toàn cầu hóa và thậm chí là hệ thống doanh nghiệp tự do của chúng ta."

Trong năm ngoái, tên của ông Dimon từng nhiều lần được nhắc đến với vai trò là Bộ trưởng Bộ Tài chính tiềm năng sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tháng 11. Cuối cùng, vị trí này đã dành cho Steven Mukuch, cựu thành viên Goldman Sachs Group.

Ông Dimon kết thư bằng một giai điệu điển hình. Ông nói ông vẫn lạc quan về khả năng mở rộng và lợi nhuận của JPMorgan và giới lãnh đạo ngân hàng vẫn tin tưởng và khả năng tăng trưởng của Mỹ và các nền kinh tế trên toàn cầu.

Tuy nhiên, Mỹ đang phải trả giá cho những quyết định tồi tệ, và "công chúng đã hiểu sai điều gì đó về kinh doanh và tự do kinh doanh", ông nói.

"Chúng tôi cần sự phó thác và tin tưởng vào các thể chế của chúng tôi", ông kết thư. Niềm tin là "nước sốt bí mật", mà không cần sự trợ giúp của đồng tiền để đưa nền kinh tế phát triển."

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên