JPMorgan: Nhiều cổ phiếu âm thầm tăng tới 140% giữa cơn sốt AI, nhà đầu tư quan tâm nên theo dõi ‘chất xúc tác’ từ châu Á
Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của các nhà sản xuất này đã tăng từ 20% đến 140%.
- 05-04-2024Dữ liệu việc làm Mỹ tháng 3 bất ngờ tăng mạnh hơn dự báo, liệu FED có trì hoãn việc cắt giảm lãi suất lâu hơn?
- 05-04-2024‘Chẳng mấy chốc vàng đạt kỷ lục 2.600 USD/ounce’: Chuyên gia thị trường phân tích nguyên nhân thúc đẩy vàng tăng giá 1 năm tới
- 05-04-2024Không phải chứng khoán, người trẻ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đổ xô ra ‘siêu thị’ để đầu tư một loại tài sản, với niềm tin an toàn trong biến động
Từ vi mạch đến dịch vụ đám mây, cơn sốt đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) đã kéo theo nhiều lĩnh vực khác được định giá cao ngất ngưởng.
Nhưng xu hướng không dừng lại ở đó. AI cũng thúc đẩy một số công ty ít được chú ý đến trên thị trường. Đó chính là các công ty thiết bị điện và lưới điện. JPMorgan cho biết cổ phiếu các công ty này thậm chí tăng 3 chữ số.
JPMorgan cho biết: “Các nhà phân tích của chúng tôi lưu ý rằng (giá cổ phiếu) các nhà sản xuất thiết bị điện/lưới điện toàn cầu trên khắp nước Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc và châu Âu tăng từ 20% đến 140% so với đầu năm”. Với sự phát triển không ngừng của AI và trung tâm dữ liệu, mức tiêu thụ điện năng, nhu cầu về điện và các thiết bị điện được dự đoán sẽ tăng mạnh.
JPMorgan ước tính trên thực tế, AI có thể thúc đẩy nhu cầu điện tăng gấp 10 lần vào năm 2026. Công nghệ mới không chỉ đòi hỏi nhiều trung tâm dữ liệu hơn mà AI sẽ thúc đẩy nhu cầu về năng lượng lên gấp 3 lần so với tiêu chuẩn ngày nay.
Các nhà phân tích cho biết thêm rằng số tiền chi cho lưới điện toàn cầu được dự báo sẽ tăng hơn 5% mỗi năm trong suốt thập kỷ này.
JPMorgan nhấn mạnh, cổ phiếu các công ty như Fortune Electric của Đài Loan (Trung Quốc) và Hyundai Electric của Hàn Quốc đã tăng vọt từ đầu năm đến nay, lần lượt đạt 142% và 121%. Tại Mỹ, cổ phiếu công ty Eaton tăng 35% từ đầu năm đến nay.
Ngoài AI, các công ty liên quan đến điện cũng sẽ hưởng lợi từ cuộc đua toàn cầu nhằm đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đạt mức trung hoà carbon, lưới điện cần được đầu tư khoảng 20.000 tỷ USD từ năm 2022 đến giữa thế kỷ này.
Các nhà đầu tư quan tâm đến ngành này nên theo dõi các “chất xúc tác” đến từ châu Á. Chẳng hạn như các đơn đặt hàng mới từ các công ty Trung Quốc và điều chỉnh chi phí đầu tư lưới điện của Trung Quốc trong quý 3.
Các nhà phân tích của JPMorgan lưu ý rằng chi phí đầu tư lưới điện toàn cầu bị thiếu hụt trong thời gian qua có thể mang lại nhu cầu mới về thiết bị lưới điện. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc có lợi thế về kỹ thuật, giá cả cạnh tranh cũng như rủi ro địa chính trị thấp. Trong số đó, JPMorgan đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng của Sieyuan Electric, Huaming Equipment và Hexing Electrical.
Theo MI
Nhịp Sống Thị Trường