Kéo dài tuổi thọ, sức khoẻ thăng hạng, chữa bệnh đau dạ dày đơn giản chỉ nhờ bấm đúng 1 huyệt trên bàn tay
Từ xa xưa, con người đã biết ứng dụng những ưu điểm của huyệt vị này để chữa bệnh trước khi phải dùng đến thuốc.
- 20-06-2020Đây là 7 thực phẩm "nguy hiểm" nhất trong tủ lạnh nhà bạn: Vừa gây tăng cân lại có thể rước bệnh nếu ăn quá nhiều
- 19-06-2020Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn
- 19-06-2020Khi ăn phô mai hãy nhớ 4 điều để tránh nguy cơ bị tăng cân, mắc các bệnh về dạ dày và bệnh tim
Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể được kết nối với nhau bằng nhiều hình thức, trong đó có các kinh mạch và huyệt vị.
Có một cách chữa bệnh đau dạ dày, yếu đường ruột vô cùng đơn giản, mới nghe thì thật khó tin, nhưng nhiều người sau một thời gian kiên trì bấm huyệt đã nhận được kết quả vô cùng khả quan.
Tác dụng của việc bấm huyệt Tam nhãn
Theo sách "Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học" ghi chép lại, bấm huyệt Tam nhãn có tác dụng làm cho khí huyết trong toàn cơ thể lưu thông thuận lợi.
Khi dương khí hư yếu, đặc biệt là khí huyết vùng dạ dày tắc nghẽn sẽ gây ra chứng đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, khó chịu vùng bụng và đáy chậu, bấm huyệt này sẽ vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp khí huyết lưu thông mà còn làm trẻ hóa làn da cùng các bộ phận khác trên cơ thể.
Đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, nếu uống thuốc ngay tức thì, chỉ có tác dụng giảm đau, càng uống thuốc, bạn sẽ lại càng thấy khó chịu.
Bệnh đỡ một thời gian rồi đau trở lại. Đơn giản vì "chướng ngại vật" trong đường ruột vẫn tồn tại.
Lúc này, theo kinh nghiệm của Đông y xưa, hãy bấm huyệt Tam nhãn.
Huyệt Tam nhãn nằm trên đốt ngón tay thứ 3 của ngón đeo nhẫn, trong lòng bàn tay (xem hình minh họa).
Huyệt này là điểm kết nối với hệ tiêu hóa, nếu bấm vào đây sẽ giúp "sửa sai" những điểm nhạy cảm đang gặp vấn đề trong đường ruột và dạ dày, điều hòa âm dương, chống lão hóa.
Cách bấm huyệt
Để hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, chuyên gia Đông y khuyên bạn nên vừa bấm huyệt Tam nhãn, vừa kết hợp với việc tập thở sâu. Hít vào hết cỡ và thở ra tận cùng.
Đối với người cao tuổi, do cơ thể ít nhiều đã bị lão hóa, các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể đã giảm đi đáng kể. Áp dụng bài tập bấm huyệt này là cách bền vững nhất để củng cố sức khỏe.
Do cách thực hiện đơn giản nên bài bấm huyệt này rất được người cao tuổi ưa chuộng, áp dụng hàng ngày và nở rộ ở nhiều quốc gia khu vực châu Á.
Hãy bấm một cách chính xác, đúng vị trí, dùng ngón tay cái của bàn tay này bóp vào huyệt tam nhãn của bàn tay kia. Mỗi lần bấm giữ khoảng 10 phút, sau đó đổi tay.
Bạn có thể bấm huyệt này bất kỳ lúc nào trong ngày, ở bất kỳ đâu nếu thấy rảnh rỗi hoặc thuận lợi. Duy trì trong khoảng thời gian từ nửa tháng đến 1 tháng thì sẽ cảm nhận rõ hiệu quả.
Thời gian cảm nhận được tác dụng của bài bấm huyệt này phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Hãy kiên trì bấm huyệt bởi dù sao, đây cũng là phương pháp không có tác dụng phụ.
Ngoài ra, tuân thủ đúng "thời gian biểu" của dạ dày sau đây để có một hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
- 7h sáng: Uống 1 cốc nước ấm: Uống 1 cốc nước ấm sau khi thức giấc, trước khi đánh răng, khi dạ dày trống rỗng. Không ăn bất cứ thứ gì trong 30 phút tiếp theo > Đối với bệnh nhân bị táo bón, viêm dạ dày: sẽ có kết quả sau 10 ngày.
- 7h30 – 8h sáng: Ăn sáng – Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bỏ ăn sáng là nguyên nhân gây ra khoảng 36% các bệnh về dạ dày.
- 10h sáng: Thời khắc vàng để ngừng làm việc, đứng lên đi lại một chút: Đây là quãng thời gian cao điểm dạ dày tiêu hóa thức ăn sáng, nếu ngừng công việc, đứng lên đi lại một chút sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn.
- 11h30 – 12h: Nên uống 1 ngụm nước lọc hoặc nước canh trước khi ăn trưa sẽ giúp dạ dày hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tiêu hóa dễ dàng hơn.
- 13h: Nghỉ trưa – Đây là giai đoạn giúp dạ dày hấp thụ dinh dưỡng
- 15-16h: Giờ làm việc buổi chiều, nhiều người cảm thấy buồn ngủ, đói vì vậy khó có thể tập trung vào công việc. Bạn hãy đứng dậy đi lại 1-2 phút, uống 1 cốc nước ấm, vừa giúp lấy lại tinh thần, vừa tốt cho sức khỏe.
- 19h: Ăn tối: Bạn nên ăn tối sớm, vì ăn tối quá muộn sẽ gây viêm dạ dày, viêm loét đường ruột và sỏi mật.
- 20h: Đứng lên cho dạ dày làm việc: Sau khi ăn tối, nhiều người có thói quen nằm ngay hoặc ngồi ngay và điều này chính là lý do gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Cách tốt nhất là bạn nên đứng 1 chút sau khi ăn để dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn.
(Tham khảo sách Đồng Thị Cơ Huyệt Châm Cứu Học)
Trí thức trẻ