Kết nối quốc tế chập chờn, doanh nghiệp quyết định chọn hạ tầng trong nước đã thu về thành công như thế nào?
Trong tình hình giãn cách kéo dài, khi hàng triệu người dùng đang hàng ngày online để làm việc, học tập, giải trí và hơn thế nữa, số lượt truy cập internet được ghi nhận tăng từ 50% đến 70%.
Sử dụng Internet gia tăng trên diện rộng đồng nghĩa với việc số lượng lượt truy cập mạng tăng lên đột ngột. Rất nhiều chương trình, ứng dụng truyền qua mạng quốc tế hiện nay là các chương trình phổ biến được nhiều người sử dụng như Zoom, Netflix, Microsoft Team.... Điều này tạo ra áp lực lớn lên thông lượng băng thông internet quốc tế gây nghẽn mạng. Những sự cố về đường truyền giai đoạn làm việc từ xa vẫn đang ảnh hưởng đến hàng triệu người đang học tập và làm việc mỗi ngày.
Có thể hình dung một cách đơn giản, băng thông internet quốc tế giống như một đường ống cấp nước nối từ điểm A tới điểm B, khi lượng nước chảy qua đường ống tăng lên đột ngột sẽ khiến đường ống không tải nổi và dẫn đến vỡ đường ống nước.
Băng thông internet giai đoạn này cũng tương tự như vậy. Lượng dữ liệu truyền qua lại quá lớn khiến băng thông quốc tế không đáp ứng được. Các chương trình đặt trên các máy chủ nước ngoài khi truyền về Việt Nam do đó cũng bị ảnh hưởng.
Kết nối internet quốc tế gặp sự cố, chập chờn cũng là cơn đau đầu của các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên internet, vì những trải nghiệm người dùng không tốt sẽ dẫn đến những khách hàng không hài lòng và tác động không tốt đến kết quả kinh doanh.
Đây cũng là nỗi băn khoăn của anh Giang, giám đốc một công ty cung cấp dịch vụ call center. Trong giai đoạn làm việc tại nhà do dịch và xu hướng làm việc từ xa ngày một tăng, các giải pháp hỗ trợ làm việc online linh hoạt như call center ảo - tổng đài công ty gọi được từ thiết bị cá nhân được nhiều công ty, tổ chức áp dụng. Do đó, nhu cầu về call center trong giai đoạn này cũng tăng lên.
Nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty nằm trên máy chủ đặt tại Singapore, việc truyền dữ liệu từ nước ngoài về gặp sự cố kết nối đã ảnh hưởng đến dịch vụ call center công ty cung cấp. Các khách hàng của anh Giang là các doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng call center để nhân viên tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng, chốt đơn tại nhà giai đoạn giãn cách.
Các dữ liệu khách hàng như tên, số điện thoại, trạng thái chăm sóc… sẽ được tải lên call center ảo, và sau đó nhân viên sale có thể thực hiện AutoDial - tự động quay số để giảm thao tác bấm máy điện thoại, tiết kiệm thời gian thực hiện cuộc gọi. Nhưng vì máy chủ dữ liệu ở nước ngoài, nên khi sale truy cập phần mềm, phải chờ đợi phần mềm tải dữ liệu từ nước ngoài về. Trong điều kiện đường truyền "tậm tịt" như hiện nay thì thời gian chờ đợi là rất lâu.
Không xử lý kịp yêu cầu mua hàng khiến đơn hàng bị hoàn hủy hàng loạt, trải nghiệm mua hàng không tốt dẫn đến đánh giá tiêu cực là những đòn đánh chí mạng đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao trong giai đoạn dịch. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất công việc nhân viên, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách hàng anh Giang và cuối cùng là chính công ty anh Giang.
Anh Giang đã quyết định chuyển cơ sở dữ liệu về máy chủ Bizfly Cloud để ổn định đường truyền nhằm phục vụ tốt các đối tác trong nước. Hỗ trợ băng thông miễn phí 1Gbps và có các phương án mở rộng băng thông linh hoạt phù hợp nhu cầu người dùng, hỗ trợ dựng hệ thống Database để khách hàng chuyển cơ sở dữ liệu về, đội vận hành và đội hệ thống mạng hỗ trợ 24/7 để giám sát đường truyền tốt nhất cho khách hàng là những yếu tố anh Giang lựa chọn Bizfly Cloud.
Các cuộc gọi liền mạch và kịp thời đã làm hài lòng các khách hàng cuối (người nghe cuộc gọi) giúp các doanh nghiệp đối tác của anh Giang duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả ngay trong mùa dịch và không gặp bất cứ gián đoạn nào kể cả khi kết nối internet quốc tế gặp sự cố đứt gãy.
Độc giả quan tâm giải pháp máy chủ, các giải pháp hạ tầng do Bizfly Cloud cung cấp và có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ về băng thông đường truyền có thể tham khảo thêm tại: https://bizflycloud.vn/cloud-server