MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khách hàng sắp được mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện tái tạo, không qua EVN

Khách hàng sắp được mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện tái tạo, không qua EVN

Bộ Công thương dự kiến sẽ triển khai thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp trong giai đoạn 2021 - 2023 với công suất khoảng từ 400-1.000 MW

Công văn số 10124/VPCP- CN ngày 02/12 của Chính phủ đã phê duyệt Chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện theo đề nghị của Bộ Công thương tại văn bản số 92/BC- BCT ngày 9/10/2020.

Theo công văn này, Chính phủ đề nghị Bộ Công thương chịu trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về các nội dung liên quan đến hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch (CFD) và hình thức văn bản đối với chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ chế DPPA là cơ chế cho phép khách hàng sử dụng điện có cam kết hoặc mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững được tiếp cận và mua trực tiếp một lượng điện được từ một đơn vị phát điện năng lượng tái tạo được gọi là (đơn vị phát điện) thông qua một hợp đồng song phương dài hạn có giá và thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận và thống nhất.

Theo đó, cơ chế này được thực hiện có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia gồm: Bên mua, bên bán và đơn vị truyền tải.

Khách hàng - hay bên mua, là các tập đoàn, công ty có nhu cầu sử dụng một lượng điện lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tham gia vào cơ chế DPPA không chỉ được hưởng lợi về uy tín trong các cam kết toàn cầu về sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển bền vững; mà còn đảm bảo được nguồn cung năng lượng trong dài hạn và giảm thiểu được rủi ro về chi phí sử dụng điện năng trong tương lai vì khách hàng có thể áp dụng được chính sách đàm phán và cố định được giá mua điện.

Với cơ chế này, khách hàng sử dụng điện được sẽ có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng, thỏa thuận giá điện mua điện với đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không cần phải thông qua EVN.

Bên bán - nhà đầu tư phát triển dự án khi tham gia cơ chế DPPA có thể dự báo được doanh thu trong dài hạn nhờ chủ động được thông tin phần lớn hoặc toàn bộ sản lượng điện sản xuất sẽ chắc chắn được mua bởi một khách hàng có uy tín cao với giá bán điện được cố định trong dài hạn. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư hoặc các đơn vị phát triển dự án có thể giảm thiểu tối đa về rủi ro tài chính và dễ dàng hơn trong tiếp cấp các dòng tiền có hạn để thực hiện phát triển dự án.

Để đánh giá kết quả sơ bộ, Bộ Công thương dự kiến sẽ triển khai thí điểm cơ chế này trong giai đoạn 2021 - 2023 với công suất khoảng từ 400-1.000 MW. Sau đó, Bộ sẽ đánh giá, tổng kết và chính thức bước vào triển khai thương mại chậm nhất là vào tháng 3/2021 để hoàn thành chương trình thí điểm bán lẻ điện cạnh tranh vào tháng 12/2023.

Thái Quỳnh

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên