Khách mua bánh bao nhưng trả 1 viên sỏi thay vì tiền, 20 năm sau, chủ quán sững sờ khi nhận được mẩu giấy từ người lạ
Những dòng chữ ghi trong mẩu giấy có nội dung gì mà khiến người phụ nữ lớn tuổi sững người ra như vậy?
- 17-09-2021Người Do Thái mua gà: Bài học đắt giá về sự khác nhau trong tư duy Có Tiền - Nghèo Khổ
- 11-09-20219 bài học nhẹ nhàng đầy triết lý về cách sống mà một người mẹ hiểu biết nên "dạy con từ thuở còn thơ", giá trị sẽ theo con cả đời: Người lớn nghiền ngẫm cũng không hề thừa!
- 07-09-2021Những câu nói kinh điển của bậc thầy quản lý Drucker, mỗi câu là một bài học đắt giá giúp bạn đứng vững trên thương trường
Vương Phương là một người phụ nữ mạnh mẽ, chưa từng khuất phục trước vận mệnh. Trớ trêu thay, chồng bà mất sớm, chỉ để lại một cậu con trai. Một mình bà gồng gánh nuôi con trai khôn lớn, thật không dễ dàng chút nào.
Thế nhưng bà vẫn rất kiên cường, cố gắng lăn lộn đủ đường để con trai có thể sống những ngày tháng vui vẻ.
Ngày bé, bà từng theo cha học vài món điểm tâm từ bột mì, nên bà dự định mở một tiệm đồ ăn sáng. Sau khi mở tiệm ra, thu nhập hàng tháng của hai mẹ con tương đối tốt, cũng bởi các món ăn của Vương Phương so với các cửa tiệm khác ngon, giá cả lại hợp lý.
Bà kiếm được một khoản tiền nhờ công việc kinh doanh ở cửa hàng. Một ngày nọ, vẫn như mọi ngày, bà vui vẻ mời chào thực khách ghé quán, đột nhiên có một cô bé nhỏ tới mua bánh bao.
Nhưng điều kì lạ là khi trả tiền, cô bé lại móc ra một viên sỏi nhỏ. Thấy vậy nhưng bà chủ tốt bụng không có phản ứng gì khác lạ, vẫn lặng lẽ đưa bánh bao cho vị khách nhỏ.
Trong lòng bà thầm nghĩ, chắc chắn cô bé này có hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh minh họa.
Vài năm sau, cậu con trai lo mẹ vất vả, nên không muốn mẹ tiếp tục kinh doanh cửa hàng. Nhưng cái duyên với nghề của Vương Phương vẫn chưa dừng ở đó.
20 năm sau, người con trai lập nghiệp thất bại, nợ nần chồng chất. Bà Vương lại xắn tay bắt đầu lại sự nghiệp mở cửa hàng ăn.
Một hôm, có một khách hàng nữ bước vào quán của bà, mua bánh bao xong liền nhét vào tay bà một tấm thẻ và một mảnh giấy rồi đi luôn.
Bà ngơ ngác mở tờ giấy, thấy bên trên viết dòng chữ ngay ngắn:
"Cảm ơn bác. Năm đó gia đình cháu khó khăn, bất đắc dĩ mang sỏi tới quán của bác mua bánh, thật may là bác đã không vạch trần hành động đó của cháu, vẫn đưa bánh bao cho cháu.
Hôm nay cuộc sống của cháu đã tốt lên nhiều, trong thẻ có 100.000 tệ (khoảng 350 triệu đồng) cháu trả ơn bác. Cháu không dám đưa trực tiếp cho bác vì sợ bác không nhận."
Đọc xong mẩu giấy, Vương Phương sững sờ không hiểu chuyện gì. Lục lại ký ức, bà mới nhớ lại chuyện cũ.
Lúc này người phụ nữ lớn tuổi vừa ngạc nhiên, vừa xen lẫn niềm vui. Thật không ngờ hành động nhỏ bé của bà năm đó khiến cô bé xúc động và ghi nhớ lâu tới vậy.
LỜI BÌNH
Câu chuyện khép lại bằng một cái kết thật ấm áp và nhân văn, một lần nữa chứng minh cho chân lý, cứ cho đi, đừng tính toán, bởi rất có thể vào thời khắc không ngờ nhất, bạn sẽ nhận được những gì xứng đáng.
Vì thế mỗi người hãy luôn giữ cho mình một tấm lòng hướng thiện, có thể chỉ là "để gió cuốn đi", để rồi một ngày nào đó, cơn gió mát lành ấy sẽ quay lại làm tươi mát cuộc sống của chính bạn.
Hãy cho đi bằng một trái tim nồng ấm và vô tư, không mưu cầu vụ lợi.
Bởi cho đi, chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ mà đầu tiên chính là sự thăng hoa trong cảm xúc, trong tâm hồn, là sự nhẹ nhõm, thanh thản đến lạ lùng mà đôi khi, tiền bạc chẳng thể nào mua được.
Câu chuyện cũng lan tỏa và ngợi ca giá trị của lòng biết ơn. Người sống với trái tim biết ơn, cuộc sống sẽ trở nên thuận lợi.
Dù xã hội thay đổi từng ngày, nhưng những giá trị đạo đức, những lẽ sống này vẫn sẽ mãi là kim chỉ nam trong cuộc sống của mỗi người. Lòng tốt, sự lương thiện và lòng biết ơn, những phẩm chất đó sẽ giúp cuộc đời mỗi con người thực sự trở nên ý nghĩa.
Trí thức trẻ