Khai quật mộ thái giám thân tín của Từ Hi, chuyên gia hoảng loạn vì cảnh ám ảnh chưa từng thấy, mở ra bí ẩn cái chết khó hiểu nhất thời đại
Bí ẩn về cái chết của thái giám Lý Liên Anh - tâm phúc của Từ Hi Thái hậu đến nay vẫn chưa thể lý giải.
- 17-03-2022Đại chiến công nghệ Mỹ-Trung: Bắc Kinh tăng chi tiêu cho công nghệ, thung lũng Silicon đối mặt với "trận chiến khó nhằn"
- 17-03-2022Trung Quốc ra lệnh phong toả như ‘thêm dầu vào lửa’: Chuyên gia dự báo ‘năm lần bảy lượt’ cũng không lường được bất ổn của thị trường năng lượng
- 16-03-2022Câu hỏi trị giá 140 tỷ USD: Nga có thể bán kho vàng trăm tấn của mình không?
Lý Liên Anh (1848 - 1911) là một đại thái giám của nhà Thanh đã sống trong Tử Cấm Thành suốt 4 đời vua Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi. Ông chính là cận thần thân tín, cánh tay phải đắc lực của Từ Hi Thái hậu - người phụ nữ quyền lực nhất Trung Hoa khi ấy. Cuộc đời của vị thái giám nổi tiếng này cũng rất nhiều câu chuyện bí ẩn, ly kỳ khiến hậu thế tranh cãi.
Vị hoạn quan được sử sách ghi lại là người có vẻ ngoài bóng bẩy, thông minh và rất mồm mép. Thế nên ông đã trở thành tâm phúc của Thái hậu và được bà đặc cách phong cho chức quan nhất phẩm, thành công từ thân phận người hầu trở thành nhân vật quyền lực bậc nhất trong cung thời bấy giờ.
Chân dung Lý Liên Anh - cánh tay phải thân cận của Từ Hi Thái
Sau khi chủ nhân qua đời vào năm 1908, Lý Liên Anh cũng thất thế, phải rời cung điện và sống mai danh ẩn tích. Với số tài sản khổng lồ kiếm được khi hầu hạ Từ Hi, vị hoạn quan thừa khả năng tận hưởng những tháng ngày xa hoa còn lại. Thế nhưng chẳng được bao lâu, chỉ 3 năm sau Lý Liên Anh đã qua đời trong âm thầm, thọ 63 tuổi.
Dù là hoạn quan nhưng Lý Liên Anh cũng nắm giữ quyền lực không nhỏ cuối triều Thanh
Vào năm 1966, người ta đã xác định được vị trí lăng mộ của đại thái giám Lý Liên Anh nằm trong khuôn viên một trường học tại quận Hải Điện, Bắc Kinh. Mộ của ông được xây dựng bề thế, hoành tráng trên mảnh đất rộng khoảng 20 mẫu, quy mô chẳng kém hoàng thân quốc thích. Các chuyên gia khảo cổ hàng đầu Trung Quốc thời bấy giờ đã phải dành cả tuần để khám phá và khai quật ngôi mộ một cách cẩn thận.
Lăng mộ bề thế được xây dựng theo quy chuẩn như người hoàng gia
Hoạn quan nổi tiếng nhất triều Thanh nằm yên nghỉ trong một chiếc quan tài màu đỏ tím, sơn son thếp vàng được đặt trên phản đỡ làm từ ngọc bích, nhìn vào là biết địa vị của người nằm trong không hề tầm thường.
Bên trong mộ lát đá cẩm thạch kiên cố
Vào thời khắc mở nắp quan tài ra, các nhà khảo cổ đã vô cùng kinh ngạc và run sợ trước cảnh tượng bên trong: quan tài Lý Liên Anh chỉ có đúng một chiếc đầu lâu còn nguyên vẹn, nhưng hoàn toàn không thấy hài cốt ở phần thân dưới. Một thành viên của đội khai quật lúc bấy giờ kể lại hộp sọ của thái giám quá cố có gò má cao, miệng hơi chu lên, được phủ một lớp da phía trên.
Từ khi qua đời cho đến khi khai quật mộ, Lý Liên Anh mới chỉ mất 55 năm. Theo quy luật thông thường thì không có lý gì hài cốt lại có thể phân hủy hết nhanh đến như vậy, và nếu phân hủy thì phần đầu cũng phải bị mục nát theo.
Thêm vào đó, tình trạng của lăng mộ không có nhiều dấu hiệu cho thấy đã bị trộm mộ ghé thăm và phá hủy. Mộ thất nơi đặt di thể không toàn thây của Lý Liên Anh vẫn được đóng chặt nguyên vẹn, cỗ quan tài cũng không thấy bị hư hại hay từng bị mở nắp. Quan trọng là chôn cất cùng hoạn quan là rất nhiều món đồ vòng ngọc châu báu vô cùng giá trị vẫn nằm yên trong quan tài.
Chiếc nhẫn ngọc bích trong mộ Lý Liên Anh - 1 trong hơn 50 vật báu đã được khai quật
Vậy rốt cuộc vì lý do gì mà thi thể Lý Liên Anh lại chỉ có đầu mà không còn hài cốt phần thân? Các sử gia Trung Quốc đã đưa ra nhiều giả thiết để lý giải cho câu hỏi này.
Giả thiết đầu tiên cho rằng vì trong suốt cuộc đời phụng sự Từ Hi Thái hậu, Lý Liên Anh đã gây thù chuốc oán với không ít người. Thế nên khi ông qua đời, nhiều kẻ thù cũ đã đến lăng mộ ông để "trút giận", khiến ông không thể thanh thản ở thế giới bên kia. Vì vậy nên những người này cũng không thiết tha gì đến việc ăn cắp các vật báu trong mộ.
Cũng có tin đồn cho rằng chính Lý Liên Anh là "chủ mưu" đằng sau mọi việc. Chính ông đã chủ động làm mộ giả để đánh lạc hướng dư luận, tránh bị kẻ thù trả đũa, dày vò thi thể sau khi mình chết. Có thể ở đâu đó, nhiều khả năng là tại quê nhà còn một ngôi mộ khác mới là lăng mộ thật đang chôn cất phần di thể còn lại của Lý Liên Anh.
Rất nhiều giả thiết ly kỳ được đưa ra để lý giải về hài cốt không thân của thái giám
Còn theo thông tin từ chính người thân - một người cháu nuôi của Lý Liên Anh tên Lý Tường Ngô cho biết ông của mình đã qua đời vì bệnh kiết lỵ. Sau khi rời cung với lý do "dưỡng già", Lý Liên Anh đã hút thuốc phiện trong một thời gian dài. Rời khỏi Tử Cấm Thành, mất hết quyền lực, trở thành kẻ thất thế lại luôn lo sợ bị trả thù, ông thường xuyên cảm thấy u buồn, tinh thần trống rỗng nên lượng thuốc phiện mỗi ngày cứ tăng lên. Vào tháng Giêng năm 1911, chỉ 3 năm sau khi về hưu, Lý Liên Anh đã qua đời. Vì cơ thể ông đã bị của ông đã bị hủy hoại nghiêm trọng bởi thuốc phiện nên mới có tình trạng bị phân hủy nặng đến mức không còn mẩu xương nào như vậy.
Dù thế nào thì hậu thế vẫn chỉ có thể suy đoán về cái chết bí ẩn của Lý Liên Anh mà thôi. Sự thật có thể một ngày được sáng tỏ trong tương lai, hoặc cũng có thể chìm mãi vào bóng đêm của lịch sử.
Nguồn: 163
Doanh nghiệp và tiếp thị