Khám phá mới: Sâu răng có thể "mọc chân" để nhảy từ răng này qua răng khác
Thêm một động lực mới để chúng ta phải đánh răng thường xuyên hơn mỗi ngày.
- 28-09-2022Viên kim cương siêu hiếm ở độ sâu 660 km tiết lộ bí mật khiến nhà khoa học sửng sốt
- 25-09-2022Giám đốc điều hành IEA cảnh báo EU có thể chia rẽ sâu sắc vì tranh nhau tích cóp năng lượng cho mùa đông
- 21-09-2022Nhà kinh tế từng dự đoán chính xác khủng hoảng tài chính 2008: Một cuộc suy thoái sâu sắc và kéo dài sắp xảy ra, TTCK sẽ ảnh hưởng nặng nề
- 07-09-2022Doanh nhân Nhật hâm mộ tiền đạo Hà Đức Chinh: ‘Tôi ấn tượng sâu sắc với sự khát khao trong mắt người Việt!’
- 27-08-2022Bể nước sâu nhất thế giới giữa sa mạc kể câu chuyện Dubai vươn lên từ thăng trầm đại dịch
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vi khuẩn và nấm gây sâu răng ở trong nước bọt có thể kết hợp với nhau để tạo thành "siêu sinh vật" thực sự, sau đó chúng có thể mọc các chi để bò và thậm chí nhảy từ răng này qua răng kia.
Đây là kết quả được đưa ra bởi một nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là các nhà khoa học tại Trường Y khoa Nha khoa thuộc Đại học Pennsylvania. Họ đã có phát hiện bất ngờ khi nghiên cứu mẫu nước bọt của những trẻ em bị sâu răng nặng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hai loài có liên quan đến sự hình thành lỗ trên răng - vi khuẩn Streptococcus mutans và nấm Candida albicans - đã thực sự kết hợp thành các cụm với nhau.
Hình ảnh trên kính hiển vi về "siêu sinh vật" mới được phát hiện, được tạo thành từ vi khuẩn (màu xanh lá cây) gắn với các sợi nấm (màu xanh lam).
Những cụm, hoặc tập hợp này, được tạo thành từ các cộng đồng vi khuẩn gắn kết với mạng lưới các sợi nấm, sau đó tất cả được dán lại với nhau bằng một vật liệu được gọi là polyme ngoại bào. Điều này làm cho vi khuẩn có khả năng đàn hồi tốt hơn so với bản thân của một trong hai loài ban đầu, cho phép chúng bám vào răng tốt hơn và tăng khả năng chống lại chất kháng sinh như từ thuốc đánh răng.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm trên một vật liệu giống như răng, ủ chúng trong nước bọt của con người và quan sát chúng bằng kính hiển vi để ghi lại quá trình hoạt động của chúng trong thời gian thực. Và đó là khi mà các hành vi thực sự kỳ lạ bắt đầu xuất hiện. Mặc dù cả hai loài đều không thể tự di chuyển, nhưng những tổ hợp nói trên lại có thể sử dụng mạng lưới sợi nấm của chúng để “bò” qua bề mặt răng với tốc độ trên 40 micron mỗi giờ. Tuy nhiên, kỳ lạ hơn nữa là việc chúng có thể nhảy qua khoảng cách hơn 100 micron. Để dễ hình dung thì nếu có kích thước bằng một con ếch thì chúng có thể nhảy xa hơn ếch khoảng bốn lần.
“Chúng có rất nhiều thứ mà chúng tôi gọi là 'chức năng nổi', thứ mang lại những lợi ích mới cho tổ hợp này mà bản thân mỗi thứ không thể tự mình đạt được", Hyun Koo, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ. “Nó gần giống như một sinh vật mới - một siêu tổ chức - với những chức năng mới”.
Thêm một lý do để chăm đánh răng hơn mỗi ngày.
Nhóm nghiên cứu nói rằng khả năng di chuyển mới này giúp vi khuẩn cư trú trên răng hiệu quả hơn và trong các thử nghiệm trên răng người thật, họ phát hiện sâu răng đã lan rộng nhanh hơn theo sự phát triển của các cụm này.
Nhóm nghiên cứu cho biết tìm cách ngăn chặn sự hình thành của các tập hợp này có thể là một chiến lược quan trọng để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em.
Tham khảo Tạp chí PNAS, New Atlas.
Tổ quốc