Khẩu vị của nhà đầu tư Nhật khi bỏ vốn vào bất động sản Việt Nam
Đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam những năm gần đây, nhà đầu tư BĐS Nhật cho thấy “gu” riêng khi tập trung vào các sản phẩm hướng đến nhu cầu thực, cũng như được quy hoạch một cách bài bản.
Với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dự án trị giá 190 triệu USD của Tập đoàn AEON vừa được khởi công cuối tuần qua tại Hải Phòng. Khi đi vào hoạt động, đại siêu thị này sẽ biến khu đất rộng 9,5ha thành một BĐS thương mại giá trị.
Trước đó chỉ vài tuần, 2 doanh nghiệp lớn khác của Nhật là Hankyu Hanshin Properties và Nishi Nippon Railroad cũng vừa kí kết hợp tác cùng Công ty CPĐT Nam Long (Mã CK: NLG) để phát triển dự án Akari City với tổng vốn đầu tư khoảng 7.676 tỷ đồng, nơi sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 4.600 căn hộ kết nối trực tiếp với Đại lộ Võ Văn Kiệt – tuyến đường xương sống nối liền từ phía Đông sang phía Tây Sài Gòn.
Đây là những ví dụ mới nhất cho thấy động thái cụ thể, quyết liệt của nhà đầu tư Nhật Bản trong việc tham gia vào thị trường BĐS Việt Nam ở nhiều phân khúc. Trước đó trong năm 2017, Nhật Bản đã lần đầu tiên sau nhiều năm trở lại với ngôi vị dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với hơn 9,1 tỷ USD FDI. Bên cạnh các dự án quy mô lớn trong ngành nhiệt điện, dòng vốn đổ vào BĐS cũng như những lĩnh vực khác là hết sức đáng kể.
Từ khẩu vị với các BĐS hướng đến nhu cầu thực…
Đã có 5 dự án lớn hợp tác trực tiếp với đối tác Nhật và đang xem xét khả năng mở rộng, các công trình của Nam Long được xem là ví dụ tiêu biểu cho khẩu vị của nhà đầu tư Nhật khi đầu tư vào thị trường địa ốc Việt Nam. Vốn nổi tiếng trong phân khúc nhà “vừa túi tiền”, năm 2015, Nam Long cùng đối tác Nhật lần đầu ra mắt dự án Flora Anh Đào với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Flora khi đó là dòng sản phẩm mới của Nam Long, gồm các căn hộ biệt lập dành cho khách hàng thu nhập trung khá, tìm kiếm chất lượng sống cao.
Sản phẩm hướng tới nhu cầu ở thực của người dân thường được nhà đầu tư Nhật ưu tiên hợp tác.
Hướng đến nhu cầu ở thực nên các sản phẩm dòng Flora có mức giá trung bình 1,5 tỷ đồng/ căn gồm các tiện ích biệt lập khép kín như CLB cộng đồng, hồ bơi, sân chơi trẻ em, khu TDTT, café sân thượng… hơn 3000 căn hộ Flora được bán thành công. Tỷ lệ khách hàng mua để ở tại các dự án này lên tới 90%.
Một dòng sản phẩm khác của Nam Long là biệt thự, nhà phố mang thương hiệu Valora, cũng nhận được sự tham gia nhiệt tình của đối tác Nhật bởi hướng đến nhu cầu thực với giá bán rất “phải chăng” với khách hàng mục tiêu khoảng 3 tỷ/ nhà phố 90 m2, 8 tỷ /biệt thự đơn lập gần 170 m2.
Tại Hà Nội và các địa phương khác, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới nhu cầu ở của người mua khi chọn cùng đối tác Việt Nam đầu tư vào các dự án thuộc những khu đông dân cư hoặc cận kế các trục đường huyết mạch đang phát triển, dẫn vào trung tâm như dự án The Manor Central Park, căn hộ cao cấp Hiyori Garden Tower…
… Đến đầu tư vào các khu đô thị có quy hoạch bài bản
Một điểm chung của các dự án BĐS có sự tham gia của nhà đầu tư Nhật Bản là chú trọng tới thiết kế cảnh quan và ưu tiên các khu vực gần sông nước, cây xanh như , dự án Ascent Lakeside được đầu tư bởi Tập đoàn Sanyo Homes hay Diamond Lotus Riverside với Mitsubishi Corporation
Các khu đô thị có quy mô, thiết kế bài bản cũng đang thu hút dòng vốn từ Nhật.
Tương tự tại Fuji Residence và Kikyo Residence của Nam Long và các đối tác Nhật, vấn đề quy hoạch và cảnh quan cũng được chú trọng khi được xây dựng theo tiêu chuẩn compound quốc tế (khu quy hoạch biệt lập) Fuji Residence rộng 5,38ha, được bao quanh bởi ba mặt sông Rạch Chiếc và hồ cảnh quan rộng đến 10.000 m2.
Kikyo Residence cũng có hàng loạt các tiện ích cao cấp như trường tiểu học rộng 1 hecta, gần 15.000m2 hồ cảnh quan và mặt nước điều tiết không khí, hồ bơi, clubhouse, sân chơi thiếu nhi, công viên trung tâm, khu thể dục thể thao ngoài trời, hệ thống vườn cảnh, quảng trường... Theo thông tin từ chủ đầu tư, các đặc tính này sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng trong các dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng đang và sẽ triển khai như Mizuki Park, Akari City và sắp tới là Waterpoint tại Long An.
Chia sẻ về việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào BĐS Việt Nam, ông Kazumasa Ohchi – lãnh đạo Hankyu Hanshin Properties cho rằng mong mỏi lớn nhất là tìm được đối tác có chính sách kinh doanh cung cấp nhà ở chất lượng cao với giá “vừa túi tiền”, góp phần rất lớn vào sự phát triển của khu vực và phù hợp với quan điểm củahai bên đối tác. Ông cũng mong muốn các mối quan hệ hợp tác Việt – Nhật sẽ tạo ra giá trị gia tăng mới cho lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam.
Trong khi đó, qua trao đổi với báo chí, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng sự hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tạo động lực để phát triển, tạo sự bùng nổ cho thị trường trong thời gian tới.