Khi cha ở tuổi xế chiều phải vào phòng phẫu thuật, cả gia đình đứng ngồi không yên, tôi mới nhận ra, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tuyệt đối không được lơ là
Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và có nguy cơ biến chứng cao. Vì vậy để sống "vui - khỏe - có ích" thì việc chăm sóc sức khỏe phải được ưu tiên hàng đầu.
- 15-10-20215 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu protein trầm trọng, nhiều điều rất quen thuộc nhưng không ai để ý
- 15-10-20216 bí quyết trường thọ dễ thực hiện cho mọi lứa tuổi: Đừng vội lơ là thói quen đầu tiên!
- 15-10-2021Người phụ nữ 34 tuổi phát hiện bị ung thư tuyến giáp do thường xuyên tiêu thụ 2 loại gia vị luôn có sẵn trong căn bếp của mỗi gia đình
Bước vào tuổi xế bóng, sức khỏe của cha mẹ chúng ta dần suy yếu. Chỉ một dấu hiệu nhỏ cũng có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm khôn lường. Khi có sức khỏe, chúng ta không có ý thức rằng phải bảo vệ cơ thể. Đến khi mất đi rồi, nhiều người mới nhận ra sai lầm của bản thân, lúc ấy hối hận cũng đã muộn!
Câu chuyện của Elena Crab được đăng tải trên Zhihu dưới đây là bài học đắt giá dành cho rất nhiều gia đình đang có người cao tuổi:
Chuyện xảy ra vào ngày 25/4/2020...
Vào khoảng 23h, tôi đang trò chuyện với những người bạn trong phòng thì nghe thấy tiếng ồn ào. Tôi chạy đến và thấy cha đang vật lộn với cơn đau ở lưng. Chúng tôi vội vàng đưa cha đi cấp cứu.
Thời gian chờ đợi kết quả từ bác sĩ dài tưởng như một thế kỷ. Chỉ số điện tâm đồ bình thường, chúng tôi tạm thở phào nhẹ nhõm. Ở thời điểm đó, tôi không ngờ rằng còn nhiều căn bệnh khác thậm chí còn nguy hiểm hơn bệnh tim.
Kết quả CT ngực và bụng vẫn bình thường, do đó có thể loại trừ viêm túi mật và viêm tụy. Tuy nhiên bác sĩ vẫn không thể xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau của cha...
Sau một thời gian dài chờ đợi tiếp theo, cuối cùng chúng tôi cũng nhận được kết quả từ bác sĩ: Cha tôi gặp vấn đề về tim mạch, nguy hiểm hơn là nó nằm ở động mạch chủ!
Kết quả điện tâm đồ của ông ấy bình thường, nhưng triệu chứng đau rõ ràng đi kèm với men cơ tim cao. Ngay sau đó, bác sĩ đưa ra một bản cam kết dành cho người nhà bệnh nhân. Tôi không ngần ngại ký tên. Cha uống xong thuốc cản quang và vào phòng CT lần thứ hai.
Hình minh họa (Ảnh: NBCnews)
Khi cửa phòng mở ra một lần nữa, mẹ con tôi không dám thở mạnh. Bác sĩ dặn cha không được cử động rồi đẩy ông vào phòng cấp cứu...
Tôi và mẹ không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng lờ mờ cảm thấy rằng vấn đề không hề đơn giản. Chúng tôi bước nhanh đến phòng cấp cứu với vẻ mặt bàng hoàng. Vừa bước vào cửa, bác sĩ đã đưa ra thông báo: Tình hình đang rất nguy kịch, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra vỡ động mạch chủ.
Tiếp sau đó là một quãng thời gian chờ đợi dài đằng đẵng. Cha tôi đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và điều trị kéo dài hàng giờ đồng hồ. Bác sĩ dặn dò chúng tôi có thể về nghỉ ngơi và nhớ để ý điện thoại.
Kể từ khi cha vào phòng cấp cứu, cả gia đình đều mắc chứng sợ điện thoại. Sau 5 giờ sáng, điện thoại di động của mẹ tôi đột nhiên đổ chuông. Tim chúng tôi như muốn nhảy ra khỏi cổ họng. Tuy nhiên đây không phải cuộc gọi của bác sĩ...
8h sáng, cha tôi được đẩy vào phòng mổ một lần nữa. Cha thậm chí còn động viên chúng tôi bằng ánh mắt kiên định và dịu dàng. Tôi và mẹ đã chờ đợi ở ngoài phòng mổ 9 giờ 15 phút. Mỗi lần các bác sĩ bước ra, chúng tôi gần như chết lặng...
May mắn thay, cha tôi đã vượt qua cuộc phẫu thuật nguy hiểm này.
Giai đoạn rủi ro sau phẫu thuật
Các bác sĩ dặn dò người nhà phải có mặt tại cửa phòng điều trị tích cực trong vòng 6 giờ sau ca mổ, để khi xảy ra tình huống ngoài dự liệu thì có thể gặp người nhà càng sớm càng tốt. May mắn thay, mọi thứ diễn ra tốt đẹp với cha tôi.
Ở đây mỗi ngày chỉ có khoảng 15 phút vào thăm, mỗi lần chỉ được một người. Tôi không ngờ rằng sau hơn một ngày ra khỏi phòng cấp cứu, cha vẫn còn ngủ.
Hình minh họa (Ảnh: Sacfirm.com)
Bác sĩ giải thích rằng đây là hiện tượng bình thường. Ông ấy đã trải qua ca phẫu thuật mở lồng ngực cấp 4, cấp độ cao nhất và hạ thân nhiệt. Do đó cha cần thời gian nghỉ ngơi. Họ cũng bổ sung thêm những người tỉnh nhanh nhất mất khoảng 3 ngày, có thể chậm hơn khoảng 2 tuần, người nhà cần chuẩn bị tâm lý.
Những ngày sau đó, chúng tôi vẫn chưa thể buông xuống tảng đá đè nặng trong lòng...
Cha tỉnh dậy sau 4 ngày nhưng trong vòng 2 tháng sau ca phẫu thuật, trí nhớ của ông hoàn toàn là con số không. Ông thậm chí không nhớ ai đã đến bệnh viện và những điều đã xảy ra trong thời gian qua.
Mối nguy hiểm với người cao tuổi mang tên "cao huyết áp"
Sau đó bác sĩ cho chúng tôi biết nguyên nhân khiến cha bị bệnh là do huyết áp cao không kiểm soát được.
Huyết áp của ông không ổn định. Cách đây ít phút huyết áp tâm thu vẫn ở mức 130 mmHg nhưng chỉ vài phút sau nó có thể lên hơn 180. Đây là lý do tại sao cha luôn phàn nàn rằng máy đo huyết áp ở nhà đã bị hỏng.
Vì không có biểu hiện chóng mặt hay các triệu chứng khó chịu khác nên ông luôn phủ nhận mình bị cao huyết áp. Do tình hình dịch bệnh, cha thường lấy lý do bất tiện để không đi kiểm tra.
Sau này tôi được biết tình trạng của cha thực ra là một căn bệnh rất nguy hiểm. Tuy tỷ lệ phẫu thuật thành công ngày càng cao nhờ sự phát triển của công nghệ y học nhưng bệnh lại có tốc độ khởi phát nhanh và tỷ lệ tử vong trước khi cấp cứu rất cao. Có thể nói, gia đình tôi thực sự may mắn trong cuộc đua lần này. Sự cố nhắc nhở chúng tôi rằng phải trân trọng cuộc sống nhiều hơn nữa...
Từ trường hợp của bố tôi, các bác sĩ nhắc nhở gia đình có người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên và đi khám nếu thấy các chỉ số bất thường. Tăng huyết áp là một căn bệnh rất phổ biến nhưng nếu bệnh trở nặng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bóc tách động mạch chủ. Hơn 80% bệnh nhân rơi vào tình trạng này có kèm theo tăng huyết áp. Trong việc phòng và điều trị căn bệnh của người cao tuổi, kiểm soát huyết áp là một phần quan trọng và không được coi nhẹ.
Đây chỉ là một trường hợp trong rất nhiều mối nguy hiểm đối với người cao tuổi. "Sức khỏe là vàng", phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Vì vậy, để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc và bảo vệ những người thân yêu, mỗi gia đình cần chú trọng theo dõi sức khỏe thường xuyên, đặc biệt đối với người cao tuổi. Bên cạnh đó, việc thực hiện lối sống lành mạnh mỗi ngày cũng rất quan trọng.