Khi còn trẻ, ghét nhất là những người nịnh bợ, nhiều năm sau, tôi nhận ra người nịnh bợ mới thật sự lợi hại
Người vừa giỏi tâng bốc, vừa có năng lực, đắc “thượng”. Người có năng lực, thế nào cũng được, đắc “trung”. Người chỉ biết tâng bốc, xu nịnh, nhưng lại vô năng, đắc “hạ”. Cuối cùng, không biết nói lời dễ nghe, lại vừa không có năng lực, hai chữ thôi, “ngõ cụt”.
- 28-10-2020"2 giờ không làm gì" - bí quyết lạ giúp Albert Einstein có trí tuệ thiên tài: Cách thực hiện đơn giản đến bất ngờ!
- 19-10-2020Học cách đại bàng săn mồi, nhân viên sale bán hàng "bách phát bách trúng": Đặt cả tâm trí vào mục tiêu, bạn có thể "gánh vác cả thế giới"
Khi còn trẻ, tôi rất ghét những người hay nịnh bợ, tâng bốc người khác.
Nếu có ai đó nói mấy lời đó với tôi, tôi lập tức sẽ tránh xa họ.
Cũng như vậy, tôi cũng chẳng thể nói mấy lời tâng bốc người khác.
Còn nhớ năm đó sau khi tốt nghiệp, tôi đã hỏi một người anh của mình rằng, làm việc kiểu như ở công ty anh thì thế nào?
Anh ấy nói rằng dạo này đang đúng lúc mình phải mua quà tặng các sếp.
Đơn vị của họ có một "thói quen", nhất định phải tặng quà cho các sếp, Tết đến Xuân sang hay các ngày lễ lớn, thế thôi chưa đủ, bình thường thình thoảng cũng phải nói mấy lời "ngọt ngào" với các sếp.
Nghe anh ấy nói vậy, cứ nghĩ tới chuyện ngày nào cũng phải nghĩ xem nên tặng quà gì để không kém đồng nghiệp là tôi lại rất băn khoăn về tương lai nghề nghiệp của mình sắp tới.
Nhưng qua nhiều năm, sau khi một lần nữa nhìn nhận lại cái vấn đề tâng bốc này, tôi lại có những cảm nhận mới.
Vừa hay gặp được một câu hỏi trên mạng xã hội rằng: Bạn nghĩ sao về mấy người hay tâng bốc, nịnh nọt nới công sở? Cá nhân tôi thì chẳng thích là bao.
Chúng ta cùng bàn về vấn đề này.
Người hay tâng bốc nịnh nọt, chưa chắc đã là người xấu
Họ có thể là kiểu thói quen, cũng có thể là kiểu dễ phục tùng với quyền lực, hoặc cũng có thể là kiểu "thông minh".
Kiểu thứ nhất là kiểu quá để ý tới ý kiến của người khác, sợ xảy ra xung đột gì đó nên thường tự khiến mình tủi thân, mọi hành vi đều xoay quanh người khác.
Họ chính là như vậy, luôn muốn làm hài lòng tất cả những người xung quanh mình từ người thân bạn bè tới người yêu hay đồng nghiệp.
Chỉ có điều, khi mà đối tượng họ đối xử nhiệt tình là cấp trên, thì trong mắt người ngoài, đó lại là tâng bốc nịnh bợ.
Kiểu thứ 2, thực ra, phục tùng quyền lực là bản năng của phần lớn mọi người.
Bạn đã bao giờ nghe qua "thí nghiệm Milgram" chưa?
Năm 1961, Giáo sư Milgram, người đang là một trong những nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ làm việc tại Đại học Yale đã cùng các cộng sự đăng quảng cáo tuyển người tham gia một cuộc thí nghiệm về "tác động của hình phạt đối với việc học" với giá 4 USD/giờ. Tổng cộng có 40 người tham gia.
Theo mô tả trên chuyên san Journal of Abnormal and Social Psychology, người tham gia đóng vai "giáo viên" sẽ đặt câu hỏi cho "học sinh". Cả hai ngồi ở 2 phòng khác nhau và chỉ liên lạc qua bộ đàm. "Giáo viên" lần lượt đặt câu hỏi và mỗi lần "học sinh" trả lời sai, "giáo viên" sẽ được người giám sát thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt "học sinh" với cường độ lớn dần, tối đa là 450 volt. Dĩ nhiên, "giáo viên" không hề biết rằng chẳng có ai bị điện giật cả và "học sinh" là người trong nhóm của Milgram, giả vờ kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.
Trong suốt thí nghiệm, các "giáo viên" tỏ ra không thoải mái và vô cùng lo lắng. Có người liên tục quệt mồ hôi trán, người thì gắng cười to một cách gượng gạo hoặc khóc lóc hỏi thăm tình trạng của "học viên". Tuy nhiên, không có ai tỏ ý muốn ngừng lại trước mức 135 volt. Khi đến gần mức 300 volt, một số người xin dừng thí nghiệm và trả lại tiền. Nhưng khi được người giám sát đốc thúc và trấn an rằng sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu có bất trắc thì họ lại tiếp tục nhấn nút bất chấp những tiếng gào thét từ phòng bên kia.
Kết quả cuối cùng là chỉ có 14 trong số 40 "giáo viên" kiên quyết dừng thí nghiệm trước mức tối đa 450 volt, tức có đến 65% số người tham gia đi đến tận cùng.
Ông đưa đến kết luận rằng dưới sức ép của mệnh lệnh của những người có quyền, khi tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm thì con người có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức.
Cứ như vậy, "phục tùng quyền lực" đã chiến thắng sự "không nhẫn tâm".
Chia sẻ câu chuyện này là muốn nói với các bạn một điều rằng, phục tùng quyền lực, nghênh đón quyền lực, là bản năng của con người.
Vì vậy, những người gọi dạ bảo vâng với cấp trên hay ông chủ, phần lớn họ chẳng qua cũng chỉ là tuân thủ cái bản năng của mình mà thôi.
Kiểu thứ ba, là kiểu "thông minh", hay nói chính xác hơn thì là khôn lỏi, thông qua nịnh bợ tâng bốc để dễ dàng thăng tiến.
Làm 50%, nhưng lại ca ngợi mình làm 100%.
Bỏ ra 10% công sức, nhưng lại muốn chiếm 100% công lao.
Họ muốn đi đường tắt, và phương pháp đó của họ có thể sẽ làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của bạn.
Người không ưa thủ đoạn, không thích đi đường tắt sẽ cảm thấy ghét bỏ, không phục hoặc là hoang đường nực cười.
Nhưng tôi muốn nói một điều rằng, vì sao bị rất nhiều người ghét, nhưng những kẻ thích nịnh hót, tâng bốc lại vẫn có được lợi ích, vẫn thuận buồm xuôi gió?
Nguyên nhân rất đơn giản, đó là vì cấp trên cần.
Có cầu thì mới có cung, có người tâng bốc thì cũng phải có người thích tâng bốc thì họ mới tiếp tục không ngừng.
Nếu nghĩ ở tầng nghĩa này, có lẽ bạn sẽ không còn ghét bỏ một cá nhân nào nữa.
Linh hoạt nhưng vẫn phải có nguyên tắc
Nói về người biết tâng bốc nịnh nọt, người khôn ngoan, không thể thiếu được Vương Hy Phượng trong tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, "Hồng Lâu Mộng".
Nói về cái giỏi của Phượng Thư thì không kể xiết. Phượng Thư không phải người văn hay chữ tốt nhưng lại rất khôn ngoan, bản thân nàng luôn bô bô tự nhận mình là người tục, nhưng tinh ranh lại chẳng ai bằng.
Chỉ dùng chưa tới hết 50 chữ đã có thể khen ngợi, tâng bốc hết một loạt từ Giả Mẫu, Đại Ngọc, Hình phu nhân, Vương phu nhân và cả các chị em trong Giả phủ.
Linh hoạt, lanh lợi, biết tâng bốc người khác, lợi ích không về tay họ thì sẽ vào tay ai!
Kiểu người này là kiểu thường gặp nhất.
Nói thật ra thì người chỉ biết xu nịnh mà thành công, cũng chẳng có được bao nhiêu người.
Trên thực tế thì:
Người vừa giỏi tâng bốc, vừa có năng lực, đắc "thượng".
Người có năng lực, thế nào cũng được, đắc "trung".
Người chỉ biết tâng bốc, xu nịnh, nhưng lại vô năng, đắc "hạ".
Cuối cùng, không biết nói lời dễ nghe, lại vừa không có năng lực, hai chữ thôi, "ngõ cụt".
Có một kiểu người thực sự rất ngốc, năng lực của bản thân không quá giỏi, lại còn nói không với quyền lực, thậm chí còn cố tình giữ khoảng cách với cấp trên, thể hiện ta đây độc lập, không cần ai.
Thực ra, sống ở đời, luôn có lúc nọ kia, con người trong đối nhân xử thế cũng nên có lúc nọ lúc kia, linh hoạt lên một chút.
Tốt nhất là hãy giống như đồng xu ngày xưa, bên ngoài tròn trịa, linh hoạt, bên trong vuông thành sắc cạnh, có nguyên tắc riêng.
Quá tròn lại khiến người khác thấy giảo hoạt, quá vuông thành sắc cạnh lại dễ tự làm tổn thương bản thân, ngoài tròn trong vuông là phương pháp đối nhân xử thế tuyệt vời nhất.
Trí Thức Trẻ