Khi nào 7-Eleven có 100 cửa hàng ở Việt Nam, mới có thể đánh giá chuỗi thành công như ở Thái hay thất bại giống Indonesia?
Mới đây chuỗi 7-Eleven đến Việt Nam, tham gia vào mảng cửa hàng tiện lợi đang được cho là tiềm năng của Việt Nam. Chuỗi đến từ Nhật Bản này kỳ vọng sẽ mở khoảng 300 cửa hàng trong 3 năm đầu tại Việt Nam. Từ kỳ vọng đến thực tế sẽ ra sao?
- 30-06-20177-Eleven Indonesia đóng cửa và bài học cho 7-Eleven Việt Nam: Khách lúc nào cũng đông, ngồi hàng giờ dùng wifi chùa và chỉ mua... 1 cốc nước
- 29-06-2017Trong khi 7-Eleven, Circle K… mải mê tranh giành ở kênh bán lẻ hiện đại thì Saigon Co.op vừa "đi một nước cờ" đầy khôn ngoan
- 27-06-2017Tiệm tạp hóa xoay sở ra sao trước cơn bão mang tên "tiện lợi" từ Vinmart+, Circle K, 7-Eleven...?
7-Eleven thành công rực rỡ tại Thái nhưng thất bại tại Indonesia
7-Eleven đang thành công vang dội tại Thái Lan. Chuỗi này cửa hàng đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1989, hiện đã phát triển được 1.100 cửa hàng trong 10 năm đầu tại thị trường Thái và mở rộng lên hơn 4.000 cửa hàng trong 10 năm tiếp theo. Tính đến cuối năm 2016, thương hiệu này đã có tổng cộng 9.542 cửa hàng tại Thái Lan, trong đó 44% là các cửa hàng ở Bangkok. Trung bình mỗi ngày, 7-Eleven đón 11,7 triệu khách đến hệ thống cửa hàng của hãng.
Thế nhưng, ở Indonesia, tình hình lại trái ngược hoàn toàn. Thời điểm mới gia nhập thị trường Indonesia vào năm 2009, 7-Eleven có vẻ rất thành công. Các cửa hàng lúc nào cũng đông đúc và công ty nhượng quyền thương hiệu này là Modern Internasional dần mở rộng sự hiện diện của 7-Eleven ra các tỉnh thành bên ngoài thủ đô Jakarta.
Tuy nhiên, mới đây, toàn bộ 136 cửa hàng 7-Eleven tại Indonesia sẽ đóng cửa. Sự việc xảy ra chỉ 6 tuần sau khi thỏa thuận bán 7-Eleven với mức giá 75 triệu USD của Modern cho một tập đoàn Thái Lan bất thành.
Vậy còn ở Việt Nam, 7-Eleven sẽ phát triển rực rỡ như tại Thái Lan hay sẽ theo một chiều hướng khác?
Mới đây, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc phát triển kinh doanh của Kantar Worldpanels, cho rằng, cần phải chờ thời gian mới biết 7-Eleven Việt Nam có thành công rực rỡ như tại Thái Lan hay không. Có thể là tới 100 cửa hàng, mới có thể đánh giá được câu chuyện của 7-Eleven tại thị trường Việt Nam.
Ông Hoàng đã đưa ra những con số để nói về thị trường này.
Mảng cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini sẽ lên ngôi
Ông Hoàng đưa ra những con số về thị trường cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, mảng rất nhiều đại gia cả trong và ngoài nước đang cùng tham gia.
Nguồn: Kantar Worldpanel
Cụ thể, trong năm 2016, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini chiếm 3,1% lượng hàng hóa phân phối trên thị trường thì cho tới năm 2025, con số này sẽ tăng lên thành 8%. Kantar Worldpanels nhận định, đây là một trong những mảng tăng trưởng mạnh bên cạnh các cửa hàng tạp hóa, siêu thị lớn, chợ truyền thống…
Vì sao các cửa hàng tiện lợi là xu hướng trong tương lai?
Chuyên gia đến từ Kantar World cho rằng, quy mô gia đình Việt Nam nhỏ (gia đình 4 người) ngày càng tăng. Họ có thể đến các cửa hàng tiện lợi để mua sắm đồ mà không cần tích lũy nhiều trong nhà…
Thứ hai, phụ nữ Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động ngày càng đông đảo. Họ bận rộn với trách nhiệm gia đình, công việc nên sẽ ưu tiên các cửa hàng tiện lợi để tiết kiệm thời gian.
Bên cạnh đó, các cửa hàng tiện lợi mọc lên rất nhiều, sự tiện lợi là một lợi thế cạnh tranh.
Thêm vào đó, Circle K, Family Mart, 7-Eleven, Ministop… đều có các dịch vụ cộng thêm như thanh toán tiền điện nước, mở cửa hàng 24/7, có chỗ phục vụ ăn uống…
Chi phí mặt bằng quá cao, chi phí vận hành rất lớn
Ông Hoàng chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt của mảng cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.
Thứ nhất, thách thức tìm mặt bằng là rất lớn với chi phí cao. Theo các đơn vị mô giới mặt bằng, các cửa hàng tiện lợi thường cần những địa điểm có diện tích tối thiểu 60 m2 và tại khu vực chung cư, trường học, bệnh viện, cao ốc văn phòng hay các con đường có mật độ giao thông lớn.
Nguồn: Kantar Worldpanel
Trong khi mặt bằng đẹp tại những quận trung tâm đã được các doanh nghiệp bán lẻ khác thuê, vậy nên, tìm được địa điểm đáp ứng yêu cầu là bài toán khó.
Cầu lớn, cung không đủ cầu nên giá tăng, chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp đang muốn mở cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.
Thứ hai, chi phí vận hành rất lớn. Theo thông tin một số nguồn, Family Mart, Circle K… vẫn chưa có lãi dù hoạt động rầm rộ.
Bên cạnh đó, giá các mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi thường cao hơn các cửa hàng tạp hóa, chợ đến 30-40%. Liệu nhiều người có chịu chi một khoản kha khá cho “tính tiện lợi” đó.
Vậy nên, câu chuyện kinh doanh của 7-Eleven Việt Nam vẫn là câu hỏi và cần thời gian!
Trí thức trẻ