Khi nào tài liệu mật của nhà nước được giải mật?
Dự thảo Luật Lưu trữ quy định: tài liệu thuốc bí mật Nhà nước được giải mật sau 30 năm kể từ ngày tài liệu lưu trữ có dấu chỉ hoặc được gia hạn độ Tuyệt mật được ban hành....
- 08-03-2023Các tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam với quốc tế bao giờ được sửa chữa?
- 07-03-2023Tấn công mạng làm tê liệt một bệnh viện lớn
- 07-03-2023Meta sẽ tiếp tục cung cấp các công cụ AI phục vụ mục đích nghiên cứu
Theo Khoản 3, Điều 23 (Giải mật tài liệu lưu trữ) tại Dự thảo Luật Lưu trữ đang được Bộ Tư pháp thẩm định quy định:
Tài liệu lưu trữ có chứa nội dung bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Đương nhiên được giải mật: 30 năm kể từ ngày tài liệu lưu trữ có dấu chỉ hoặc được gia hạn độ Tuyệt mật được ban hành; 20 năm kể từ ngày tài liệu lưu trữ có dấu chỉ hoặc được gia hạn độ Tối mật được ban hành; 10 năm kể từ ngày tài liệu lưu trữ có dấu chỉ hoặc được gia hạn độ Mật được ban hành;
b) Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;
c) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Dự thảo quy định: Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết việc giải mật tài liệu lưu trữ quy định tại Điều này.
Về việc hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị, Dự thảo Luật quy định: Hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị là việc hủy toàn bộ tài liệu, thông tin trong tài liệu, dữ liệu đặc tả tài liệu và bảo đảm không thể khôi phục được.
Thẩm quyền hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị là Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan; Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử cùng cấp.
Việc hủy tài liệu lưu trữ có chứa bí mật nhà nước được thực hiện sau khi giải mật tài liệu lưu trữ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết về hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị.
Vnmedia