MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi ngân hàng chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ

07-05-2021 - 15:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Khi ngân hàng chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ

Làn sóng số hoá hiện nay tạo ra những tiềm năng phát triển lớn cho ngành tài chính ngân hàng, tuy nhiên bài toán đặt ra là: lựa chọn mô hình chuyển đổi nào để tạo nên sự bứt phá?

Đầu tư mô hình chuyển đổi số - "nước cờ" trong tay các ngân hàng

Theo báo cáo "IDC FutureScape: Worldwide Digital Transformation 2021" được công bố vào tháng 10/2020 của Công ty nghiên cứu thị trường - International Data Corporation (IDC), đầu tư vào chuyển đổi số trực tiếp của các doanh nghiệp trên thế giới tiếp tục tăng trưởng kép 15,5% và dự kiến sẽ đạt 6.800 tỷ USD từ năm 2020 đến năm 2023 khi nhiều công ty tận dụng chiến lược đầu tư công nghệ để trở thành một doanh nghiệp số tương lai.

Có thể thấy rất rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ từ mô hình kinh doanh truyền thống sang ngân hàng số kiểu mới trong những năm gần đây. Trong khi các ngân hàng truyền thống như Bank of America, Wells Fargo… đưa ra các ứng dụng ngân hàng di động cho phép khách hàng quản lý tài khoản từ điện thoại thông minh thì một số ngân hàng đã thành công trong việc thực hiện 100% các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số (digital-only bank) như BankMobile (Mỹ), Monzo (Anh), K-Bank (Hàn Quốc)…

Khi ngân hàng chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ - Ảnh 1.

Một ví dụ điển hình về sự bứt phá trong chuyển đổi số là Sberbank, ngân hàng lớn bậc nhất ở Nga, đang thực hiện kế hoạch cho chiến lược chuyển đổi lớn nhất trong lịch sử 179 năm: tái định vị là một công ty công nghệ cung cấp giải pháp kỹ thuật số trong mọi lĩnh vực, bên cạnh các dịch vụ tài chính - ngân hàng, tham vọng cạnh tranh cùng Apple và Google trong thị trường công nghệ toàn cầu. Tính đến năm 2020, tăng trưởng doanh thu của Sberbank từ hoạt động kinh doanh phi tài chính gấp 2,7 lần so với năm 2019, hoạt động kinh doanh an ninh mạng tăng 3 lần, doanh thu trên SberCloud tăng gấp 22 lần…

Khi ngân hàng chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ - Ảnh 2.

Trước làn sóng số hoá mạnh mẽ đó, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam không đứng ngoài cuộc, đa phần các ngân hàng tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả các dịch vụ tài chính và đưa ra chiến lược Ngân hàng số thông qua cung ứng các sản phẩm - dịch vụ tài chính có tính cá nhân hoá cao qua kênh số như thanh toán di động (mobile payment), e-KYC, QR code… nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng Việt chuyển mình thành công ty công nghệ

Bên cạnh sự đầu tư lớn cho quá trình chuyển đổi số, có thể nói tầm nhìn và sự quyết liệt của lãnh đạo chính là "kim chỉ nam" để khởi động bộ máy ngân hàng. Trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm 2018, ông Lưu Trung Thái – Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) đã khẳng định: "Mục tiêu MBBank sẽ phấn đấu trở thành ngân hàng không giấy tờ đầu tiên". Lời tuyên bố đã trở thành động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ nhân viên nỗ lực thực hiện mục tiêu đưa MBBank trở thành "Số 1 về nền tảng số - Top 3 ngân hàng bán lẻ - Top 5 NHTM về Chất lượng và Hiệu quả tại thị trường Việt Nam".

Xác định chuyển đổi số là một trong 3 chiến lược phát triển quan trọng nhất của ngân hàng trong vòng 5 năm tới, MBBank đã đầu tư bài bản về hệ thống hạ tầng CNTT, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng quy trình vận hành như một công ty công nghệ ngay từ những giai đoạn đầu. Năm 2020 đánh dấu sự tăng trưởng đột phá trong kinh doanh ngân hàng số khi App MBBank dẫn đầu thị trường thu hút 1,86 triệu lượt sử dụng app mới, đạt 90 triệu giao dịch, cao gấp 3 lần so với năm 2019. Theo đó, vào thời điểm giữa năm 2020, App MBBank đã vượt qua các tên tuổi hàng đầu thế giới như Facebook, Google hay Tiktok, trở thành ứng dụng tài chính miễn phí dẫn đầu về lượng tải trên Appstore Việt Nam.

Khi ngân hàng chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ - Ảnh 3.

Với tầm nhìn "MB sẽ trở thành ngân hàng thuận tiện hàng đầu" năm 2021, mô hình chuyển đổi số tiếp tục được MBBank áp dụng và triển khai đồng bộ trên toàn bộ hệ thống ngân hàng bao gồm: bán hàng thông minh thông qua phân tích các chỉ số thấu hiểu khách hàng, mở rộng các sản phẩm trên kênh số, đặt mục tiệu đạt 10 triệu khách hàng trong năm 2021, chuyển đổi 90% giao dịch trên kênh số và gia tăng mức độ hài lòng trên các kênh đạt 85%; Xây dựng các mô hình quản trị rủi ro thông minh hướng tới phê duyệt tự động cho KHCN đạt 30% và SME 10%; Đầu tư xây dựng hệ thống quản trị hiện đại, nâng cao chất lượng quản trị tài chính và dữ liệu; Trang bị nền tảng hạ tầng công nghệ thông minh, linh hoạt đảm bảo năng lực xử lý hệ thống, cam kết tỷ lệ giao dịch thành công trên 99% đáp ứng yêu cầu kinh doanh cho quy mô 20 triệu khách hàng. Ngay trong quý I/2021, lượng khách hàng mới đăng ký giao dịch qua ngân hàng số của MB đã lên tới con số 1 triệu khách hàng, bằng 60% cả năm 2020.

Khi ngân hàng chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ - Ảnh 4.

Quan điểm của MBBank cho rằng Chuyển đổi số là một quá trình liên tục – liên tục thử nghiệm, áp dụng và điều chỉnh với trọng tâm tạo ra sự thuận tiện và những trải nghiệm số hiện đại cho khách hàng.

Bởi vậy, với MBBank, đầu tư hạ tầng công nghệ chỉ là cơ sở để xây dựng mô hình kinh doanh mới, quy trình làm việc mới, các sản phẩm – dịch vụ mới và thay đổi tư duy của con người MBBank, thúc đẩy MBBank tăng tốc bứt phá trên con đường phát triển thành một công ty công nghệ.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên