Khoai lang vô cùng tốt, nhưng ai cũng cần biết những cấm kỵ này khi ăn để tránh mắc bệnh
Nhiều người cho rằng, khoai lang là một loại thực phẩm tự nhiên, chỉ cấn rửa sạch luộc chín là có thể ăn được, không cần phải chú ý đến điều gì. Trên thực tế, ăn khoai lang cũng có những cấm kỵ nhất định.
- 01-11-2020Thu hoạch việt quất kiếm hơn 12 triệu/ngày, xem dụng cụ và cách hái quả thì còn mê hơn nữa
- 01-11-2020"Công thức" buổi sáng của CEO Spotify - Daniel Ek: Ưu tiên cho gia đình, đọc sách, tập thể dục rồi mới bắt đầu công việc lúc 10:30
- 26-10-2020Loại rau có rất nhiều vào mùa đông được mệnh danh là "kho thuốc bổ": Vừa giàu dinh dưỡng vừa giúp đánh bại 2 "kẻ thù" nguy hiểm nhất của sức khỏe
Khoai lang là thực phẩm phổ biến và được nhiều người yêu thích. Khoai lang có rất nhiều công dụng, đối với những người bị táo bón, ăn khoai lang có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Kali, β-carotene, axit folic, vitamin và các chất khác chứa trong khoai lang có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch, ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng chống ung thư .
Ai không thích hợp ăn khoai lang?
Ảnh minh họa
1. Bệnh nhân tiểu đường: Bởi vì khoai lang chứa hàm lượng lớn đường, nếu những người có lượng đường trong máu cao, sau khi ăn khoai lang sẽ khiến đường huyết dao động, từ đó sinh ra bệnh tật. Vì vậy, nhưng người bị bệnh tiểu đường không thích hợp ăn khoai lang.
2. Người tiêu hóa kém: Tác dụng chính của khoai lang là làm ẩm ruột, nhuận tràng, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, sau khi ăn khoai lang, dạ dày sẽ tiết ra rất nhiều axit dịch vị, đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, không thích hợp ăn khoai lang, có thể làm tăng thêm tình trạng bệnh.
Khoai lang không được kết hợp với những thực phẩm này
1. Quả hồng
Ảnh minh họa
Nhiều người thích ăn khoai lang đơn giản vì vị ngọt của nó. Đường trong khoai lang sẽ đẩy nhanh quá trình tiết axit dịch vị trong quá trình tiêu hóa sau khi vào cơ thể. Nếu bạn ăn quả hồng ngay lúc này, axit dịch vị tiết ra sẽ kết hợp với pectin và tannin trong quả hồng gây kết tủa, gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra sỏi dạ dày, chảy máu dạ dày và các bệnh khác.
2. Bí đỏ
Khoai lang và bí đỏ đều là thực phẩm nhuận tràng nhưng cả hai không thích hợp ăn cùng nhau. Kết hợp này sẽ dẫn đến tình trạng chướng khí vì đây cùng là loại thực phẩm dễ làm đầy hơi, nếu không nấu chín kỹ sẽ gây đầy bụng và khi ăn cả hai loại cùng lúc sẽ dễ làm căng tức bụng, nôn khan, ợ chua.
3. Trứng
Ảnh minh họa
Như chúng ta đã biết, trứng cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trứng và khoai lang là những thực phẩm khó tiêu nên nếu ăn chúng cùng nhau sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và có thể gây khó chịu như đau bụng.
4. Chuối
Chuối chứa chất thiamine, melatonin và các chất dinh dưỡng khác. Thiamine có thể chống lại beriberi và giúp thúc đẩy tiêu hóa. Các vitamin A trong chuối giúp duy trì khả năng sinh sản và sức khỏe mắt của con người.
Mặc dù chuối rất giàu chất dinh dưỡng và có thể giúp tiêu hóa, nhưng không nên ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang, nếu không bạn sẽ bị đầy hơi hoặc trào ngược axit dạ dày. Nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính. Nếu bạn muốn ăn chuối, bạn có thể chọn ăn chuối sau 4 giờ.
5. Thịt gà
Ảnh minh họa
Ăn khoai lang với thịt gà cũng có thể ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng và đầy hơi. Vì vậy, để tránh các triệu chứng bất lợi này, tốt nhất là không nên tiêu thụ hai loại thực phẩm này cùng một lúc.
6. Cua
Ăn khoai lang với cua có thể bị tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây sỏi. Vì vậy, để tốt cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên tránh ăn hai loại thực phẩm này cùng một lúc.
Những lưu ý khi ăn khoai lang
1. Không nên ăn khoai lang sống
Ảnh minh họa
Nhiều người thích ăn khoai lang sống vì chúng giòn và ngọt. Thực tế, khoai lang chưa luộc chín không thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngược lại có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Do đó, cho dù dạ dày của bạn tốt đến đâu, khuyên bạn không nên ăn khoai lang sống.
2. Khoai lang không ăn được vỏ
Nhiều người cho rằng vỏ khoai lang cũng giàu dinh dưỡng nên thường luộc khoai ăn cả vỏ. Trên thực tế, vỏ khoai lang có chứa một lượng ancaloit nhất định, chất này sau khi vào dạ dày sẽ dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, đặc biệt là vỏ khoai lang có những đốm đen, không thích hợp ăn, nếu không sẽ gây ngộ độc.
Nguồn Sohu
Pháp luật và bạn đọc