MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khoảnh khắc biển người nhường lối cho xe cứu thương trong biểu tình ở Hồng Kông

17-06-2019 - 12:16 PM | Tài chính quốc tế

Hình ảnh đám đông biểu tình dạt sang 2 bên để chiếc xe cấp cứu đi qua được chia sẻ rộng rãi sau khi gần 2 triệu người Hồng Kông đổ xuống đường đòi trưởng đặc khu từ chức.

Trong bức ảnh của New York Times, hình ảnh đám đông biểu tình ngay lập tức dẹp đường cho xe cấp cứu đi qua đã gây được nhiều cảm xúc cho người xem. Trong sự kiện ngày chủ nhật, khoảng 2 triệu người đã xuống đường để yêu cầu rút hoàn toàn luật dẫn độ cũng như đòi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, phải từ chức.

Lời xin lỗi của bà Lâm một ngày trước về luật dẫn độ không đủ xoa dịu cơn thịnh nộ của đám đông biểu tình. Họ cho rằng lời xin lỗi của bà lâm là thiếu chân thành và được đưa ra dưới áp lực. Ngày càng có nhiều muốn người phụ nữ này phải từ chức.

Biển người nhường đường cho xe cứu thương trong biểu tình Hồng Kông

Cuộc biểu tình ngày 16/6 diễn ra sau lời xin lỗi đầu tiên của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông. Lời xin lỗi dường như đã quá muộn màng dường như là một trong những lý do để đám đông xuống đường. Các nhà chức trách xử lý các cuộc tuần hành ôn hòa trước đó cũng khiến nhiều người phẫn nộ.

Leo cheng, một sinh viên 19 tuổi tham gia tuần hành, cho rằng: "Bà ta làm điều đó vì áp lực". Số người khác không cảm thấy sự chân thành trong lời xin lỗi và muốn bà Lâm từ chức. Đó là lý do khiến tất cả các tầng lớp trong xã hội Hồng Kông, bao gồm cả những ông bố bà mẹ mang theo con cái, đều đổ xuống đường.

Người biểu tình muốn rút hoàn toàn dự luật dẫn độ chứ không chỉ là đình chỉ vô thời hạn; mở một cuộc điều tra công bằng về việc cảnh sát sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình trong cuộc đụng độ hôm 12/6 và yêu cầu giải thích vì sao lại gọi tuần hành là bạo loạn bất hợp pháp, cách gọi cho phép bắt bất cứ ai tham gia biểu tình với án tù nhiều năm.

Trái hoàn toàn với những hành động đàn áp hôm 12/6, ngày 16/6, cảnh sát chỉ đóng vai trò kiểm soát đám đông. Người ta tiếp tục kêu gọi một cuộc tuần hành khác trong ngày 17/6 nhưng chưa sự kiện nào được lên kế hoạch. Dẫu vậy, những yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức đang ngày càng nhiều lên.

Với những gì đang diễn ra, cuộc khủng hoảng chính trị với bà Lâm dường như sẽ còn lâu mới kết thúc. Sự hỗ trợ duy nhất người phụ nữ này có thể tìm kiếm có lẽ không phải ở trên chính đặc khu này. Lời xin lỗi hiếm hoi của bà Lâm khiến nhiều người cho rằng vị thế của người phụ nữ này đang tụt dốc.

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên