MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khối tài sản 100 tỷ USD mà "Siêu ủy ban" doanh nghiệp quản lý có những gì?

Theo số liệu của CafeF, 30 doanh nghiệp nhà nước dự kiến được chuyển giao sang cho Ủy ban giảm lý, giám sát vốn nhà nước có tổng tài sản không dưới 2,2 triệu tỷ đồng (100 tỷ USD) cùng vốn chủ sở hữu khoảng 850 nghìn tỷ đồng (38 tỷ USD).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo Nghị định Về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước với một trong những nội dung có tính đột phá là thành lập “Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp”.

Theo đó, Ủy ban này sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp quy định tại danh mục kèm theo Nghị định. Việc thành lập Ủy ban có mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, góp phần phân bổ hợp lý và nâng cao hiệu quả và sử dụng nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao sức mạnh quốc gia và phúc lợi xã hội.

Dự thảo đã công bố danh sách dự kiến 30 doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ, gồm Công thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp, Tài chính, Thông tin truyền thông, Xây dựng và Y tế.

Trong danh sách này, chiếm chủ đạo là các doanh nghiệp của Bộ Công thương với 6 tập đoàn và 6 tổng công ty.

Đáng chú ý là Ủy ban mới này cũng sẽ quản lý cả Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) – doanh nghiệp được thành lập với chức năng tương tự như của Ủy ban.

Tổng tài sản không dưới 100 tỷ USD

Theo các số liệu tài chính mới nhất mà CafeF thu thập được (chưa bao gồm số liệu của Tổng Công ty Sông Đà và Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy) thì tổng tài sản của nhóm doanh nghiệp dự kiến chuyển giao cho Ủy Ban vào khoảng 2,2 triệu tỷ đồng – tức xấp xỉ 100 tỷ USD, tương đương gần ½ GDP của Việt Nam. Tổng vốn chủ sở hữu vào khoảng 850.000 tỷ đồng ~ 38 tỷ USD.

Với vai trò trọng yếu trong nền kinh tế thì chỉ riêng 2 tập đoàn trong lĩnh vực năng lượng là PVNEVN đã chiếm tới 2/3 vốn chủ sở hữu và ½ tổng tài sản của cả nhóm.

Tất nhiên đây mới chỉ là giá trị theo giá trị sổ sách, nhiều khoản đầu tư từ 10-20 năm trước vẫn được ghi nhận theo giá gốc, chưa phản ánh đầy đủ giá trị hiện tại. Đơn cử SCIC, danh mục cổ phiếu niêm yết doanh nghiệp này đang nắm giữ có giá trị thị trường lên đến cả 100.000 tỷ nhưng ghi nhận trên giá trị sổ sách chỉ có 12.500 tỷ đồng.


Bộ Công Thương đóng góp nhiều nhất vào khối tài sản mà Ủy ban quản lý. giám sát doanh nghiệp sẽ đại diện

Bộ Công Thương "đóng góp" nhiều nhất vào khối tài sản mà Ủy ban quản lý. giám sát doanh nghiệp sẽ đại diện


EVN và PVN có quy mô vượt trội

EVN và PVN có quy mô vượt trội


Trong số các doanh nghiệp đã công khai số liệu, hiện có duy nhất Vinalines rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu

Trong số các doanh nghiệp đã công khai số liệu, hiện có duy nhất Vinalines rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu

Kiến Khang

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên