MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không bao giờ chi tiêu quá 300 ngàn đồng cho một buổi tụ tập là hoàn toàn chính xác: Người ta bảo tôi keo kiệt tôi mặc kệ!

15-01-2024 - 14:35 PM | Lifestyle

Kinh tế ngày càng khó khăn, cuộc sống của mỗi người cũng bị ảnh hưởng không ít. Trước đây, tôi là người không biết tiết kiệm, nhưng giờ đây tôi lại trở thành một người vô cùng khắt khe trong việc chi tiêu.

Sự thay đổi của nền kinh tế thế giới cũng đã thay đổi nhận thức của tôi trong vấn đề tiêu xài. Tôi tiết kiệm ngày này qua tháng nọ, thành thói quen, dần dần con số trong tài khoản của tôi đã khiến chính tôi phải kinh ngạc.

Khoản thời gian đó tôi không tham gia bất kỳ buổi tụ họp nào có mức chi tiêu trên 300 nghìn đồng. Vào buổi tối, bạn bè rủ rê đi ăn, tôi cũng từ chối khéo, viện một vài lý do về sức khỏe để "rút lui". Kể từ lúc tôi bắt đầu thói quen tiết kiệm, tình yêu đối với những con số của tôi cũng tăng lên. Tôi không chịu được khi nhìn thấy con số trong tài khoản bị giảm. Đến bây giờ tôi mới hiểu được tâm lý của một số trưởng bối trong nhà, vì sao mỗi lần họ thấy chai nhựa, lon cũ đều muốn nhặt lại.

Ngày nay, chúng ta thường bị bao vây bởi chủ nghĩa tiêu dùng hào nhoáng, việc theo đuổi một lối sống chất lượng cao, giá cao dường như đã trở thành xu hướng chủ đạo của người hiện đại. Keo kiệt quả thật là một đức tính không được tốt, thế nhưng nếu như bạn keo kiệt một cách thích đáng thì nó sẽ được gọi là tiết kiệm, một loại thái độ sống rất lý trí.

Tiết kiệm cũng là một đức tính thường gặp ở những người nổi tiếng. Ví dụ, doanh nhân và nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett, ông được mệnh danh là "tỷ phú keo kiệt nhất thế giới".

Không bao giờ chi tiêu quá 300 ngàn đồng cho một buổi tụ tập là hoàn toàn chính xác: Người ta bảo tôi keo kiệt tôi mặc kệ! - Ảnh 1.

Ông sống trong một ngôi nhà bình thường hơn 1 thập kỷ, không hề có biệt thự sang trọng nào. Ông cho rằng sự đơn giản giúp ông tỉnh táo và tập trung vào công việc quan trọng nhất của mình.

Ngoài ra, Warren Buffett cũng rất tiết kiệm trong chế độ ăn uống của mình, ông thích ăn những bữa trưa đơn giản, thường là bánh mì kẹp thịt và nước ngọt, bữa sáng không bao giờ quá 3,17 đô la. Ông ấy thấy không cần phải lãng phí thời gian và tiền bạc vào các nhà hàng hoặc thực phẩm quá đắt tiền.

Tinh thần tiết kiệm của Warren Buffett không chỉ được phản ánh trong cuộc sống cá nhân của ông, mà còn bành trướng đến các quyết định đầu tư của ông. Ông tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn, tránh giao dịch dồn dập và đuổi theo các điểm nóng.

Ông kiên trì trong việc lựa chọn các công ty có lợi nhuận ổn định và đội ngũ quản lý tốt để đầu tư, thay vì bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn trên thị trường. Chiến lược đầu tư tiết kiệm và hợp lý này đã giúp ông trở thành một trong những nhà đầu tư thành công nhất trên thế giới.

Thông qua ví dụ của Warren Buffett, chúng ta có thể thấy rằng tiết kiệm thực sự là một đức tính cần thiết để thành công. Sự tiết kiệm của Warren Buffett đã giúp ông đạt thắng lợi lớn trong việc quản lý tài chính và đầu tư. Do đó, tiết kiệm không phải là keo kiệt, mà là một thái độ sống có trách nhiệm với bản thân và người khác.

Học cách tiết kiệm và kiểm soát mức chi tiêu hợp lý là điều mà ai cũng nên làm trong đời. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn bồi dưỡng thói quen tiết kiệm trong cuộc sống.

Không bao giờ chi tiêu quá 300 ngàn đồng cho một buổi tụ tập là hoàn toàn chính xác: Người ta bảo tôi keo kiệt tôi mặc kệ! - Ảnh 2.

1. Lập ngân sách - Lập ra một khoản ngân sách hợp lý cho bản thân mỗi tháng, với thu nhập và chi tiêu rõ ràng. Khi mua sắm, hãy cố gắng tuân theo ngân sách đã định, tránh mù quáng chạy theo xu hướng, chi tiêu một cách bốc đồng. Đồng thời, cần phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý và sử dụng một số nguồn vốn để tiết kiệm, đầu tư nhằm gia tăng tài sản.

2. Ăn uống tiết kiệm - Khi đi ăn ngoài, bạn có thể chọn các nhà hàng có giá cả hợp lý, tránh việc chi tiêu xa xỉ tại các nhà hàng cao cấp. Ngoài ra, bằng cách giảm thiểu số lượng bữa ăn bạn ăn ngoài và nấu ăn ở nhà nhiều hơn, bạn có thể rèn luyện kỹ năng nấu ăn của mình, đồng thời tiết kiệm được kha khá tiền.

3. Tiết kiệm điện nước - Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải xây dựng cho mình thói quen tiết kiệm nước và điện. Ví dụ, khi tắm hãy cố gắng rút ngắn thời gian để tiết kiệm nước; tắt các thiết bị điện khi không dùng đến, tránh lãng phí năng lượng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm tiền, mà còn bảo vệ môi trường.

4. Bán các món đồ cũ - Đối với một số món đồ không còn sử dụng, bạn có thể thử bán lại. Ví dụ, bán sách đã đọc, quần áo cũ,... cho những người có nhu cầu. Làm vậy vừa có thể thu hồi một số vốn, vừa không lãng phí đồ vật.

5. Mua sỉ và áp dụng phiếu giảm giá - Khi mua sắm, bạn có thể chú ý đến một số trang web bán sỉ để có mức giá hời hơn, đồng thời áp dụng phiếu giảm giá nếu có. Khi bạn mua hàng hóa hoặc dịch vụ theo hình thức mua sỉ, bạn thường sẽ mua được với mức giá thấp hơn. Nếu không có nhu cầu dùng nhiều, bạn có thể chia sẻ chi phí với bạn bè và đồng nghiệp, những ai có nhu cầu mua mặt hàng giống bạn.

6. Quà handmade - Vào những ngày lễ hoặc sinh nhật của bạn bè và gia đình, bạn có thể thử tự làm quà. Điều này vừa thể hiện tấm lòng của bạn, vừa giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua quà ở bên ngoài. Đồng thời, những món quà handmade sẽ có tính cá nhân và sáng tạo hơn.

Tóm lại, "tiết kiệm" không có nghĩa là quá keo kiệt hay thậm chí là hy sinh chất lượng cuộc sống. Tiết kiệm là một lối sống tiêu dùng khôn ngoan, cho phép chúng ta hiểu rõ hơn và sử dụng các nguồn vốn của mình một cách khéo léo để xây dựng một cuộc sống lành mạnh, xanh và có ý nghĩa hơn.

Ngày nay, người không có nợ chính là người giàu có nhất. Hy vọng chúng ta đều sẽ học được lối sống hữu ích này của các tỷ phú trên thế giới, tạo nên một cuộc sống bền vững cho chính mình.

(Toutiao)


Theo Diệu Đan

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên