MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không cần lương cao vẫn trở nên giàu có: "Đừng cố ăn một bữa đắt tiền nếu không ai nhìn thấy" vì bạn cố gắng bao nhiêu mà không có ai công nhận thì cũng bằng thừa!

30-09-2018 - 20:52 PM | Sống

Nếu có thể chi nhiều tiền cho việc ăn uống, hãy dành bữa ăn đó cho những người có thể khiến bạn tăng thêm thu nhập, cấp trên hoặc đối tác… Đừng lãng phí vào ăn uống sang chảnh, trong khi bạn chỉ cần một bữa cơm đủ dinh dưỡng là đã toàn vẹn.

Trong cuốn "Cha giàu cha nghèo", Robert Kiyosaki có viết: "Hầu hết mọi người không nhận ra rằng, trong cuộc sống, không quan trọng là bạn làm ra nhiều tiền như thế nào, mà là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền".

Điều này giúp chúng ta nhận ra một điều rõ ràng: Thói quen quan trọng hơn số tiền. Nhờ duy trì những thói quen tích cực và thông minh, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở nên giàu có. Dưới đây là vài tips gợi ý giúp bạn hình thành những thói quen giữ tiền và mở rộng nguồn tiền hiệu quả.

Tiết kiệm – giữ tiền là rất quan trọng

Số phận ngày hôm nay là bạn kiếm được 300.000đồng/ngày – nhưng số phận tương lai của bạn chính là bạn tiêu như thế nào của 300.000đồng những ngày hôm sau đó. Đừng tự thưởng quá đà, bạn sẽ không thể nào lường trước rủi ro cho ngày mai sẽ ra sao. Hôm nay có thể số tiền trong túi bạn còn nguyên vẹn, nhưng ngày mai nó có thể ra đi gấp hàng chục lần bởi những biến cố như bệnh tật, nhà ở, các loại chi phí… Vì vậy, hãy tiết kiệm cho sự rủi ro. Nếu may mắn, bạn có thể không phải dùng đến nó, và số tiền để đầu tư lại được tăng lên gấp nhiều lần.

Nếu bạn muốn giàu có, đừng cho phép bản thân có những cái cớ xa xỉ. Vẫn phải nhắc lại một câu nói quen thuộc nhưng nhiều người xao nhãng: "Thói quen tạo nên tính cách – tính cách quyết định số phận"

Không cần lương cao vẫn trở nên giàu có: Đừng cố ăn một bữa đắt tiền nếu không ai nhìn thấy vì bạn cố gắng bao nhiêu mà không có ai công nhận thì cũng bằng thừa! - Ảnh 1.

Đầu tư sớm

Khi còn trẻ và bắt đầu gây dựng sự nghiệp, bạn càng sớm chú trọng đến việc đầu tư bao nhiêu, về sau này, để đạt được mục tiêu tài chính, số tiền bạn cần tiết kiệm hàng tháng sẽ càng ít bấy nhiêu. Đó là nhờ vào sức mạnh của lãi suất kép.

Giả sử lợi nhuận đầu tư hàng năm trung bình là 6%, nếu bạn bắt đầu đầu tư ở tuổi 23, bạn chỉ phải tiết kiệm khoảng 300.000đồng/ngày để trở thành triệu phú ở tuổi 50. Trong khi đó, nếu bắt đầu ở tuổi 35, bạn sẽ phải tiết kiệm 600.00đồng ngày để trở thành triệu phú  ở tuổi 50. Đây là con số giả sử cho việc bạn bắt đầu sớm, bạn sẽ có kỳ nghỉ hưu sớm, nếu không bạn sẽ phải cố gắng gấp đôi ba lần.

Nhờ cách đơn giản là đầu tư sớm, bạn thậm chí còn có thể tạo nên một khối tài sản trị giá lớn chỉ dựa trên một mức lương khiêm tốn.

Đầu tư tiền đều đặn mỗi ngày

"Những con người điển hình cho việc thu nhập thấp nhưng có tài sản lớn"

Chỉ trong vòng 5 năm, Grant Sabatier – tác giả cuốn sách "Financial Freedom" đã biến số tiền trong tài khoản ngân hàng của mình từ vỏn vẹn 2,26 USD thành 1 triệu USD. Vị triệu phú tự thân 31 tuổi nói rằng, một bí quyết quan trọng nhất anh sử dụng để xây dựng sự giàu có là ngày nào cũng đều đặn bỏ tiền vào tài khoản đầu tư…

Hay như nữ triệu phú Lisa Nichols đã chia sẻ câu chuyện về "đầu tư cho ước mơ tương lai", tiết lộ: "Mỗi lần có lương, tôi lại chuyển cho chính mình một tấm séc đến ngân hàng, với dòng ghi chú: "Tiền đầu tư cho giấc mơ của tôi".

Lisa Nichols làm như vậy trong vòng 3 năm rưỡi. Bà thử thách mình bằng cách cố gắng sao cho tấm séc sau phải tăng 5% so với tấm séc trước: "Tôi không biết tính lợi nhuận của 5% là như thế nào, tôi chỉ nghĩ tôi bỏ 30$ thì tôi sẽ có 60$".

Và tới một ngày đẹp trời, bà không thể tin khi nhìn vào tài khoản ngân hàng của mình… nó lớn hơn những gì bà tưởng tượng.

Không cần lương cao vẫn trở nên giàu có: Đừng cố ăn một bữa đắt tiền nếu không ai nhìn thấy vì bạn cố gắng bao nhiêu mà không có ai công nhận thì cũng bằng thừa! - Ảnh 2.

Tự động hóa tài chính cá nhân

Một khi bạn đã cam kết đầu tư tiền bạc, cách dễ dàng nhất để duy trì sự cam kết đó lâu dài là tự động hóa tài chính. Nghĩa là bạn nên thiết lập cơ chế để hàng tháng, một số tiền nhất định của mình sẽ được tự động chuyển vào tài khoản đầu tư trước cả khi bạn có thể nhìn thấy chúng.

Đây là cách làm hiệu quả mà triệu phú tự thân Chris Reining đã áp dụng. Reining là người đã kiếm được hơn 1 triệu USD ở tuổi 35 và quyết định nghỉ hưu ở tuổi 37. Tự động hóa tài chính là "một thói quen nhỏ dẫn đến sự giàu có", Chris Reining nhận định.

Đồng thời, cách làm này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và năng lượng cho đầu óc. "Tôi tự động hóa tiền bạc của mình cách đây nhiều năm, và lợi ích của nó là tôi sẽ không phải suy nghĩ để quyết định xem sẽ bỏ tiền của mình vào đâu, nên đầu tư bao nhiêu, có thể chi cho những thứ gì, tôi có tiết kiệm đủ tiền hay không"… – Chris nói.

Cắt giảm 3 chi phí lớn nhất

Trung bình đời người, chúng ta dành 70% thu nhập hằng năm cho 3 chi phí: nhà cửa, đi lại và ăn uống. Do đó, nếu bạn có thể cắt giảm những loại chi phí này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Vậy làm sao để cắt giảm những chi phí tưởng rằng nằm ở mức nhu cầu cơ bản. Đơn giản thôi, những chi phí cơ bản đó lại chính là tiêu sản trong tổng số tài sản chúng ta sở hữu, chúng ta hoàn toàn cắt bỏ đi rất dễ dàng, quan trọng là hãy bắt đầu với thói quen sau.

Về đi lại: Thu nhập của bạn 10 triệu? Bạn đi ô tô làm gì, bạn có gánh nổi giá dao động tăng hàng năm của xăng dầu không? Bạn đi taxi di chuyển nhiều làm gì, khi thực sự nó quá tốn kém. "Com cóp" toàn bộ số tiền chỉ để mua một con xe bạn thèm muốn mà mục đích là chỉ để thỏa mãn tính sở hữu của bạn, thì thực sự vô cùng lãng phí. Phong cách sống kiểu "thích là được" chỉ thực sự tồn tại khi chúng ta có rất nhiều tiền mà thôi.

Đi lại cũng có nghĩa là du lịch hàng năm. Thu nhập một tháng là 10 triệu, một năm đi du lịch 2 lần là nhiều, nhưng 3 lần thì nên suy nghĩ lại khi mà con số thu nhập của bạn chưa tăng lên. Không phải tuổi trẻ là "xách balo lên mà đi đâu", tuổi nào cũng xách balo được nếu balo ấy có rất nhiều tiền…

Về nhà cửa: Có câu như thế này "30 mà dốc hết lực ra mua nhà là dại" – Nó đúng với những người đang có thu nhập thấp. Bạn đừng vội xây nên một khối bê tông khổng lồ rồi còng lưng ra trả nợ. Hãy dành tiền bạn kiếm, tích góp được để đầu tư, khiến nó sinh sôi nảy nở. Nhà ở thuê cũng được, xa cũng được, những khó khăn trước mắt đâu phải tệ hại hoàn toàn đâu.

Cuộc sống cũng rất thú vị vào những phút cùng cực, bạn sẽ thấy trân quý hết tất thảy những thứ bạn có, cho đến khi bạn có thật nhiều rồi, sự khiêm tốn sẽ khiến bạn sở hữu tài sản của mình một cách vững vàng và có giá trị hơn.

Chỉ những kẻ sĩ diện mới mong muốn ở nhà đẹp khi bản thân chưa đủ năng lực, mà bản tính đó, những người giàu không hề có. Chúng ta giàu có để khiến cuộc sống tốt hơn, chứ không phải để chứng tỏ, ra oai.

Về ăn uống: "Đừng ăn một bữa đắt  tiền, nếu không ai nhìn thấy" – Nó không cổ súy cho việc bạn chứng tỏ đẳng cấp của mình với ai cả, nó chỉ ra là bạn cố gắng bao nhiêu mà không có ai công nhận thì cũng bằng thừa.

Nếu có thể chi nhiều tiền cho việc ăn uống, hãy dành bữa ăn đó cho những người có thể khiến bạn tăng thêm thu nhập, cấp trên hoặc đối tác… Đừng lãng phí vào ăn uống sang chảnh, trong khi bạn chỉ cần một bữa cơm đủ dinh dưỡng là đã toàn vẹn. Bạn đã dành một số tiền không nhỏ cho việc ăn uống rồi, không có lẽ bạn lại lãng phí thêm một lần cho nó nữa sao, vậy tiền bạn còn làm được việc gì nữa. Đúng không?

Không cần lương cao vẫn trở nên giàu có: Đừng cố ăn một bữa đắt tiền nếu không ai nhìn thấy vì bạn cố gắng bao nhiêu mà không có ai công nhận thì cũng bằng thừa! - Ảnh 3.

Tạo ra nhiều nguồn thu nhập

Nếu bạn muốn tạo ra một số tiền lớn, bạn không thể hài lòng chỉ với một nguồn thu nhập duy nhất. Bạn sẽ không thể nào giàu lên được nếu không có nhiều nguồn thu nhập. Bạn thể kiếm thêm nó bằng cách đi làm ngoài giờ, cho thuê nhà, đầu tư trái phiếu, hoặc gửi tiền tiết kiệm… Có rất nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tạo ra thu nhập nhanh, hiệu quả và ít tốn nguồn lực nhất.

Bạn thân mến, biết mình cần thay đổi là chưa đủ, bạn cần phải quyết tâm để đạt được nó. Nếu bạn sợ thay đổi? Bạn sẽ thất bại đó. Do đó, hãy nuôi dưỡng cho mình một quyết tâm đủ lớn.

Theo Phạm Anh Ngọc

Trí thức trẻ

Trở lên trên