Không chỉ là "kẻ cắp thời gian", sự trì hoãn còn cướp đi nhiều thứ đáng giá hơn bạn tưởng
Nghiên cứu khoa học về tâm lý đã chứng minh, sự trì hoãn bào mòn hiệu suất lao động, làm giảm mức độ hạnh phúc, tổn hại đến những mối quan hệ trong công việc và đặc biệt nguy hại đến sức khỏe, bằng chứng rõ rệt là các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
- 12-04-2018Trì hoãn - căn nguyên của mọi quyết định kỳ quặc nhất trên đời
- 03-04-2018Đừng sợ thất bại, chỉ là thành công bị trì hoãn: Đây là cách những người nổi tiếng vượt qua cú sốc "bị từ chối"
- 12-03-2018Trì hoãn như một thói quen: Kẻ thù thầm lặng đang 'giết chết' chính bạn như thế nào
Trước những tác động tiêu cực đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sự trì hoãn. Họ đã nghiên cứu trong suốt hơn 20 năm và nhận thấy nó là một khía cạnh hấp dẫn ở bản chất con người.
Rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có khả năng đánh bại tính trì hoãn, nhưng muốn thực hiện được thì bạn cần hiểu đúng bản chất vấn đề. Thực tế, có rất nhiều quan niệm sai lầm về sự trì hoãn. Ví dụ, mặc dù chúng ta nghĩ về nó như là “kẻ cắp thời gian” nhưng thực chất vấn đề lại không nằm ở việc quản lí thời gian.
Vai trò của cảm xúc
Những nghiên cứu về tâm lí học tiết lộ rằng sự trì hoãn là một vấn đề về quản lý cảm xúc. Chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực có liên quan đến một nhiệm vụ bằng cách né tránh, nhưng đây là một biện pháp tự đánh bại bản thân, bởi lẽ chỉ duy nhất bản thân ở hiện tại của bạn được hưởng lợi.
Sự né tránh chỉ làm việc như một biện pháp cải thiện tâm trạng trong ngắn hạn. Đương nhiên chúng ta có thể chạy trốn khỏi nhiệm vụ và những cảm xúc tiêu cực liên quan đến nó, chẳng hạn như sự lo lắng, thất vọng, oán giận hay nhàm chán. Nhưng thực tế nhiệm vụ vẫn tồn tại mà không biến mất.
Cuộc chiến giữa bản thân ở hiện tại và tương lai
Tương lai chúng ta sẽ buộc phải đối mặt với những nhiệm vụ đó, điều này đồng nghĩa với việc bản thân bạn sẽ phải mang vác thêm những gánh nặng thời gian, căng thẳng, áp lực hay thậm chí tệ hơn là ghét bỏ chính mình.
Tại sao chúng ta của hiện tại lại hủy hoại mình ở tương lai như vậy?
Nghiên cứu của Dan Gilbert, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard, chỉ ra rằng con người dựa vào hiện tại để tiên đoán trạng thái, cảm xúc của họ trong tương lai. Chẳng hạn, hãy nghĩ về sự khác nhau giữa giỏ hàng mua sắm của bạn giữa lúc lúc đang no căng và lúc đang đói ngấu nghiến.
Bản thân ở tương lai là một người xa lạ
Theo nghiên cứu của Hal Hershfield, nhà tâm lý học xã hội và phó giáo sư chuyên ngành marketing tại Trường Đại học Kinh doanh Anderson của UCLA, luôn luôn có sự tồn tại khoảng cách giữa hiện tại và tương lai. Khi chúng ta xử lý thông tin về các vấn đề hiện tại của bản thân thì các vùng não liên quan đến việc xử lý thông tin về bạn trong tương lai thực chất lại hoạt động như đang xử lí thông tin về người lạ.
Chúng ta không hề nghĩ cho bản thân mình ở tương lai như mình lúc hiện tại, vì thế nên con người ở hiện tại có thể đưa ra những quyết định làm tổn hại đến chính mình ở tương lai.
Tội lỗi và thiếu lí trí
Joel Anderson, phó giáo sư triết học tại Đại học Utrecht, đã nắm bắt được những cảm giác tội lỗi, xấu hổ và tự đổ lỗi trong định nghĩa ngắn gọn về sự trì hoãn như là một "sự chậm trễ không đáng tin cậy". Chúng ta cảm thấy tội lỗi, và một trong những nghiên cứu gần nhất cho thấy những người liên quan cũng khiến bạn cảm thấy như vậy.
Cuối cùng, trước khi thảo luận về những chiến lược để đánh bại sự trì hoãn, bạn nên hiểu rằng trì hoãn chỉ là một dạng của chậm trễ. Nó thực chất là một sự chậm trễ tự nguyện và là hành động cố ý cho dù nhận thức được rằng chúng ta rồi cũng sẽ phải trả giá sau đó.
Như vậy, nếu sự trì hoãn thuộc về những quy luật cảm xúc, tuy nó là phần thưởng cho bạn ở hiện tại nhưng lại và tổn hại đến chính mình ở tương lai thì liệu ta có thể làm gì với nó?
Đánh bại sự trì hoãn bằng cách nào?
Điều chỉnh cảm xúc là một phần chứng tỏ bạn đã hiểu rõ hơn chính bản thân mình cũng như đang trở nên kiên cường. Và đây là tin vui từ những nghiên cứu: những kĩ năng điều chính cảm xúc để thích ứng hoàn toàn có thể học được, và hãy thực hiện điều đó để giảm đi sự đình trệ, trì hoãn trong con người. Bên cạnh đó, một số ý định được cho là quá mơ hồ để tạo nên động lực mạnh mẽ. Vậy nên bạn cần có kế hoạch rõ ràng, phát triển năng lượng sẵn sàng và hành động! Bởi lẽ, sự bắt đầu luôn luôn là điều quan trọng nhất.
Hãy tha thứ cho chính bản thân mình
Cuối cùng, bạn cũng đã học được những điều tuy thật bất ngờ nhưng vô cùng quan trọng. Và sự tha thứ cho bản thân cũng như lòng trắc ẩn với chính mình là những điều đóng vai trò chủ đạo. Một trong những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ai đã tự tha thứ cho sự chậm trễ của mình lại ít trì hoãn hơn ở tương lai.
Bởi khi được tha thứ hay tự điều chỉnh để tha thứ khi mắc phải sự trì hoãn, chúng ta sẽ mở lòng để thức tỉnh và cố gắng thêm một lần nữa, với hy vọng sẽ rèn luyện được những phẩm chất quý giá bên trong con người sau cuộc đấu tranh với những tồn tại bên trong.
Như vậy, đó chính là những điều điều tích cực mà tâm lí học mang đến cho bạn. Khoa học tâm lí đã giúp chúng ta trả lời những thắc mắc về sự trì hoãn và đem đến những niềm hy vọng mới để thực sự đánh bại được sự chậm trễ không cần thiết, thứ đang giết bạn từng ngày.
Trí Thức Trẻ