MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không có Gia Cát Lượng ở bên phò tá, Lưu Thiện dựa vào đâu mà vẫn có thể yên ổn kế vị thêm gần 30 năm?

27-12-2020 - 21:05 PM | Sống

Không có Gia Cát Lượng ở bên phò tá, Lưu Thiện dựa vào đâu mà vẫn có thể yên ổn kế vị thêm gần 30 năm?

Nếu đem ra so sánh với hoàng đế của các triều đại khác, Lưu Thiện thậm chí còn tại vị lâu hơn rất nhiều người.

Lưu Thiện là lựa chọn hàng đầu của Lưu Bị

Lưu Bị có bốn người con trai là Lưu Phong, Lưu Thiện, Lưu Lý và Lưu Vĩnh, ngoại trừ Lưu Phong là con nuôi, ba người còn lại đều là con ruột, vậy thì tại sao ông lại truyền ngôi cho một người tầm thường như Lưu Thiện?

Có thể nói, Lưu Bị đã phải trải qua vô vàn gian khổ mới có được giang sơn, lẽ nào ông cam tâm giao lại giang sơn cho Lưu Thiện rồi để mất cả đại nghiệp trong tay đứa con này hay sao?

Thực ra Lưu Bị đã không có quá nhiều lựa chọn trong việc chỉ định người sẽ kế nghiệp mình. Lưu Lý, Lưu Vĩnh không phải là lựa chọn khả thi để kế vị vì còn quá bé. Khi Lưu Bị chết, Lưu Thiện cũng mới 17 tuổi.

Theo tập tục lập Thái tử từ thời cổ đại: Lập đích (con của chính thê) không lập trưởng, lập trưởng không lập ấu, Lưu Thiện hoàn toàn đáp ứng đủ tiêu chí để được chọn làm Thái tử. Hai người em của Lưu Thiện chỉ có thể phong Vương.

Đầu tiên là Lỗ Vương Lưu Vĩnh. Lưu Vĩnh tự Công Thọ, trước có tiên đế, sau là thứ đệ. Câu "sau là thứ đệ" đã thể hiện mệnh Lưu Vĩnh chỉ có thể là người dự bị. Phế đích lập thứ có biết bao nguy hiểm. Cảnh ngộ của Viên Thiệu và Lưu Biểu đã chứng minh điều đó. Tào Tháo còn không dám làm vậy với Tào Thực, huống chi là Lưu Bị.

Không có Gia Cát Lượng ở bên phò tá, Lưu Thiện dựa vào đâu mà vẫn có thể yên ổn kế vị thêm gần 30 năm? - Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện trên phim.

Tiếp đến là Lương Vương Lưu Lý. Lưu Lý tự Phụng Hiếu, cùng cha khác mẹ với Lưu Vĩnh. Là con thứ nên Lưu Lý cũng chỉ là người dự bị.

Trên thực tế, những ghi chép liên quan về Lưu Vĩnh và Lưu Lý trong Tam Quốc chí mỗi người chỉ có một câu, trong đó nửa câu là chiếu văn, nên chúng ta không biết được tài năng của họ như thế nào.

Nếu tìm hiểu thêm thì Lưu Vĩnh có thể coi là người tài giỏi nhất trong ba người con trai của Lưu Bị, ông đã vì chống lại Hoàng Hạo mà đắc tội với Lưu Thiện khiến hai anh em không gặp mặt nhau hơn 10 năm.

Hoàng Hạo là một nhân vật phản diện, vì vậy Lưu Vĩnh chắc chắn là hình tượng chính diện. Còn Lưu Lý yểu mệnh qua đời sớm, ông được ban thụy hiệu Điếu Vương, người đời đánh giá về ông không cao.

Yên ổn kế vị vua cha trong suốt 40 năm

Lưu Thiện trị vì 40 năm, kế vị từ năm 223 đến năm 263 thì mất ngôi, Gia Cát Lượng chết năm 234, tức là ông đã tự mình cai trị được gần 30 năm.

Nhìn vào cuối thời Hán, Ngụy, Tấn và triều đại Nam và Bắc triều, chỉ có hai ba vị hoàng đế có thể trị vì tới 30 năm. Mà trong lịch sử Trung Quốc, trong số những hoàng đế có thể cai trị đến 40 năm thì Lưu Thiện xếp thứ 11. Người duy nhất xếp cao hơn ông trong triều đại Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều là Tiêu Diễn. Trong thời Đường thì chỉ có Đường Huyền Tông là xếp cao hơn Lưu Thiện.

Không có Gia Cát Lượng ở bên phò tá, Lưu Thiện dựa vào đâu mà vẫn có thể yên ổn kế vị thêm gần 30 năm? - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện trên phim.

Khi ông tại vị, nội bộ triều đình Thục Hán không hề xảy ra thâm cung nội chiến, huynh đệ tương tàn, đây là điều rất hiếm thấy ở các triều đại Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, chỉ có nước Ngô Việt thời Ngũ đại Thập quốc mới có thể đem ra so sánh.

Quần thần không một ai làm trái di ngôn của Lưu Bị bởi lẽ những người tài giỏi cận kề hậu chủ nhất như Triệu Vân, Gia Cát Lượng đều tuyệt đối trung thành, về phần anh em của Lưu Thiện lại càng không có chuyện tạo phản, huynh đệ tương tàn.

Thực ra, để có thể thống trị thiên hạ trong suốt 40 năm, điều đó cho thấy Lưu Thiện không phải là kẻ tầm thường. Để có thể giữ vững ngai vị trong một thời gian dài như thế, duy trì Thục Hán được thêm nhiều thập kỷ như thế, chắc chắn Lưu Thiện không phải là người tầm thường, chỉ là ông đang bị các thế hệ sau vì hiểu lầm dẫn đến xem thường mà thôi.

Theo Khánh An

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên