MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không có nhân viên tồi, chỉ có ông chủ tồi: Lý do khiến nhân viên nghỉ việc đó là tiền lương không đúng sức và tình cảm đặt sai chỗ

13-11-2020 - 09:06 AM | Sống

Sự tuân thủ và phục tùng của nhân viên đến từ đâu? Nhậm Chính Phi nói rất hay, nó được trao đổi bằng tiền!

Sự chấp hành và phục tùng của các nhân viên hiện tại ngày càng kém đi và họ nghỉ việc ngay khi người quản lý nghiêm khắc với họ. Đó là vấn đề của nhân viên hay của quản lý? Có người nói rằng nhân viên 9X trở về sau thường không dễ quản lý, vụ lợi, thích độc lập, tự ái cao, có thể xin nghỉ việc nếu không vừa ý hay vừa bị sếp mắng. Những nhân viên này chấp hành và ý thức tuân thủ kém, nếu quản lý chặt chẽ hơn, họ sẽ nghỉ việc.

Thực tế chưa chắc đã đúng, đồng ý rằng nhân viên nghỉ việc vì có những vấn đề của riêng mình. Chúng ta không phủ nhận rằng nhân viên thế hệ 9X chịu áp lực kém hơn 7X, 8X nhưng điều này liên quan mật thiết hơn đến phương thức quản lý và cơ chế phân phối của công ty.

Có một định luật Creech trong quản lý như sau: "Không có nhân viên tồi, chỉ có người lãnh đạo tồi hoặc quản lý tồi". Vì vậy, đối với những nhân viên chấp hành và tuân thủ kém nhưng cứ lần lượt xin nghỉ việc, dù đó là vấn đề riêng của nhân viên hay vấn đề của công ty, chúng ta phải phân tích từ góc độ toàn diện.

Không có nhân viên tồi, chỉ có ông chủ tồi: Lý do khiến nhân viên nghỉ việc đó là tiền lương không đúng sức và tình cảm đặt sai chỗ - Ảnh 1.

Trong môi trường hiện đại, ranh giới công ty sẽ ngày càng mờ nhạt và vai trò cá nhân ngày càng rõ ràng hơn

So với hơn 10 năm trước, văn hóa công sở hiện đại đã trải qua những thay đổi thiết yếu và vẫn đang tiếp tục phát triển. Hơn 10 năm trước, Internet chưa được hình thành và phổ biến như hiện nay, 9X nhìn chung vẫn còn đi học chứ chưa bước vào đời và khái niệm việc làm cũng chưa đa dạng. Vào thời điểm đó, "văn hóa doanh nghiệp" trong quan niệm của mọi người là đặc biệt quan trọng, ai cũng cảm thấy rằng chỉ cần bước chân vào xã hội thì vẫn tìm được một công ty lí tưởng, nếu không thì sẽ như bèo dạt mây trôi. Nếu một người không có công ty nào nhận thì họ sẽ hoảng sợ và rơi vào bế tắc.

Vào thời điểm đó, có thể nói ngành sản xuất vẫn là chủ lực, lao động có tay nghề cao trong các đơn vị chính thức tương đối có lợi thế, tuy nhiên, bắt đầu từ khoảng năm 2014, các ngành công nghiệp mới nổi đã trỗi dậy và đòi hỏi kỹ năng cao. Sau đó Internet ra đời, tạo cơ hội việc làm cho người trẻ, giúp họ tự do về thời gian mà vẫn thỏa mãn đam mê làm chủ mình như streamer, bán hàng online với thu nhập vài chục triệu đồng hàng tháng và một số người làm youtuber được hàng triệu người hâm mộ trong vài tháng và được đầu tư hoặc kí hợp đồng quảng cáo… Nhưng thay vì trở nên tốt hơn thì nhiều nhân viên trẻ càng ngày càng kém trong việc chấp hành và phục tùng và họ lần lượt nghỉ việc vì nghĩ thôi không làm công ty thì làm tự do, có sao đâu. Họ hy vọng rằng họ có thể kiểm soát được tương lai của mình.

Không có nhân viên tồi, chỉ có ông chủ tồi: Lý do khiến nhân viên nghỉ việc đó là tiền lương không đúng sức và tình cảm đặt sai chỗ - Ảnh 2.

Đối với nhiều nhân viên, đâu là lý do xin nghỉ việc?

Nhiều ông chủ luôn lo lắng rằng tình trạng chảy máu chất xám. Họ cảm thấy nếu mình khắt khe hơn một chút thì sẽ có một số lượng lớn người ra đi, nhưng họ luôn không hiểu tại sao. Trên thực tế, Jack Ma từ lâu đã nói rằng có rất nhiều lý do khiến nhân viên xin nghỉ việc, nhưng có 2 lý do chính: tiền lương không đúng sức và tình cảm đặt sai chỗ.

Thứ nhất, tiền lương không hợp lý chủ yếu là do việc quản lý và phân phối không tương xứng

Chúng ta đều biết rằng ban lãnh đạo của Huawei áp dụng văn hóa giống loài sói và điều này luôn được thực hiện rất tốt. Nhiều người đặt giường ngay trong văn phòng của họ. Dù hôm trước tăng ca và ngủ trễ thì sáng hôm sau vẫn còn đủ sức để làm việc. Sự tuân thủ và phục tùng của nhân viên Huawei đến từ đâu? Nhậm Chính Phi nói rất hay, nó được trao đổi bằng tiền!

Nhiều công ty luôn muốn học hỏi tinh thần của Huawei, nhưng họ không thể làm được điều này. Họ trả lương nhân viên thấp mà bắt nhân viên phục vụ theo kiểu nhà hàng năm sao. Làm sao thực hiện được!

Mục đích của nhân viên đi làm là để tồn tại. Tuy nhiên, một số công ty chỉ trả lương quá thấp và bảo rằng tiền lương đã trả cho phí bảo hiểm. Nên sự sống còn của nhân viên đã trở thành một vấn đề. Giá cả bây giờ quá cao, thực phẩm, quần áo, nhà ở, tiền thuốc men và bác sĩ, tiền phụng dưỡng cha mẹ và tiền cưới bạn bè… cũng cần phải chi tiền. Nên khi đồng lương không thể mang lại cho anh ta một cuộc sống tử tế, thì làm sao anh ta có thể hết lòng hết dạ vì công ty? Ở một số công ty công nghệ cao, sếp tổng mắng cấp phó hoặc quản lý cấp trung vì làm sai chuyện và mắng rất dã man thì làm sao họ "nghe lời" được? Bạn trả lương hàng tháng cho anh ta là 5 triệu đồng và bạn mắng anh ta thử xem sao? Không quá 1 tuần thì anh ta cũng xin nghỉ. Khi bạn đưa cho anh ta mức lương hàng tháng 90 triệu đồng thì lại khác. Mọi lời nói suông đều vô ích và chúng ta phải mang lại cho mọi người những lợi ích vật chất có thể nhìn thấy được thì họ mớt thực tâm cống hiến.

Thứ hai, tình cảm đặt sai vị trí, chủ yếu là do phương pháp quản lý không đúng

Quản lý chặt chẽ không có gì sai, nhưng nghiêm khắc không đồng nghĩa với thô lỗ, cũng không phải là tàn nhẫn, cũng không phải là xúc phạm nhân cách của nhân viên. Chỉ có thể nói rằng phương pháp quản lý không chính xác.

Trong công tác quản lý thực tế, nhiều sếp chỉ trích nhân viên bằng hình thức phạt tiền quá cao, thiếu giao tiếp và tương tác với nhân viên, thích chỉ trích, xúc phạm nhân viên nơi công cộng… Những khuyến khích tiêu cực và mang tính kích động cao này đã lấy đi sự nhiệt tình và phục tùng của nhân viên.

Nếu bạn làm sai, bạn sẽ sợ hãi bởi hình phạt dẫn đến quên trước quên sau và bạn có thể làm sai nhiều hơn và bị phạt nhiều hơn. Đối với một công ty như vậy, nhân viên không có cảm giác thân thuộc và không có mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý. Nên sớm muộn gì nhân viên cũng dứt áo ra đi mà thôi.

Không có nhân viên tồi, chỉ có ông chủ tồi: Lý do khiến nhân viên nghỉ việc đó là tiền lương không đúng sức và tình cảm đặt sai chỗ - Ảnh 3.

Để giảm tỷ lệ xin nghỉ việc của nhân viên, khái niệm quản lý cần được cập nhật không ngừng

Nhìn chung, mối quan hệ nơi công sở hiện nay không còn là "cấp trên, cấp dưới" như xưa. Bạn đừng nghĩ giữa sếp và nhân viên là quan hệ công ăn việc làm nữa mà là quan hệ hợp tác. Để công ty trở nên lớn mạnh hơn, các sếp phải thay đổi nhận thức và tư duy hạn hẹp "Tôi sẽ trả tiền và bạn làm việc cho tôi", điều này hoàn toàn không có tác dụng.

Ngày nay, những người trẻ tuổi đang muốn được tôn trọng, họ không thích những mối quan hệ quản lý cũ kỹ như nghe lời và phục tùng. Đây cũng là sự tiến hóa của văn hóa công sở. Cấp trên trước đây dường như là vua, người có thể định đoạt số phận của cấp dưới. Nhưng bây giờ, cấp trên hiện tại đôi khi phải dỗ dành cấp dưới làm việc, nếu không họ sẽ xin nghỉ việc.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên, bạn nên cân nhắc những điểm sau:

Đầu tiên, ông chủ phải bỏ tiền đúng chỗ và đúng lượng

Nhậm Chính Phi từng nói: "Nếu tiền được đặt đúng chỗ thì không phải nhân tài rồi cũng sẽ thành nhân tài". Là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, bạn phải học cách chia tiền và để nhân viên chia sẻ thành quả phát triển doanh nghiệp. Ví dụ, các ưu đãi cổ phần của các công ty như Huawei và Alibaba. Thu nhập cao có thể đổi lấy sự gắn kết và lòng trung thành cao hơn, cũng có thể đổi lấy hiệu suất làm việc cao hơn. Trạng thái tốt nhất là nhân viên tập trung vào công việc mà không cần quan tâm quá mức vào tiền bạc, vì lần nào sếp cũng đưa đủ tiền. Cả hai bên đều thiết lập cảm giác an toàn và tin cậy nhất.

Thứ hai, cải thiện giao tiếp và tôn trọng nhân viên

Jack Welch đã nói: Quản lý giỏi chính là giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp. Một nhà lãnh đạo xuất sắc phải là một người giỏi giao tiếp. Điều cần thiết đối với các nhà quản lý là phá bỏ rào cản giữa mình và nhân viên và thiết lập mối quan hệ tin cậy lẫn nhau.

Tóm lại, không có nhân viên tồi, chỉ có lãnh đạo tồi, công ty có hàng nghìn nhân viên, trọng tâm là làm thế nào để lãnh đạo đúng và tối đa hóa giá trị của nhân viên, thay vì liên tục đàn áp và yêu cầu nhân viên phát huy giá trị của chính họ.  Nếu bạn cảm thấy nhân viên không nghe lời, khó quản hoặc xin nghỉ liên tục, thì người quản lý nên xem xét liệu các khái niệm và phương pháp quản lý của họ đã lỗi thời và không còn phù hợp với nhóm nơi làm việc mới hiện tại hay không. Chúng ta phải chân thành quan tâm đến cuộc sống của nhân viên và học cách quản lý cảm xúc tốt. Bạn phải biết rằng tiền có thể giữ chân con người và tình yêu thực sự có thể kéo dài mối quan hệ giữa hai người.

Theo Tịnh Kỳ

Theo Tổ Quốc

Trở lên trên