Không dễ xác định “Made in Germany”
Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA), tạo điều kiện lớn cho hàng hóa từ CHLB Đức nhập khẩu vào nước ta, tuy nhiên cũng đặt ra vấn nạn gian lận xuất xứ hàng hóa nói chung và sản phẩm đủ điều kiện gắn Made In Germany nói riêng, ông Tưởng Phi Thái, GĐ toàn cầu Công ty CP Karawindows chia sẻ.
PV: Hiện nay hàng giả, hàng nhái tràn lan. Ông có thể chia sẻ cho người tiêu dùng biết cách xác định Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ CHLB Đức?
Ông Tưởng Phi Thái: Người tiêu dùng có 2 cách để xác định
Cách 1: Mở ứng dụng QR Code trên điện thoại, sau đó quét mã QR Code trên CO (Certificate of Origin)
Cách 1: Check thông tin CO bằng cách quét mã QR code
Cách 2: Truy cập theo địa chỉ www.cert.ihk.de (Trang Web chính thức của Phòng Thương Mại & Công Nghiệp CHLB Đức, nhằm mục đích cung cấp cho cơ quan Hải Quan khả năng xác minh tính xác thực của các CO Đức), sau đó nhập số hiệu CO, Mã xác thực & cuối cùng là lựa chọn quốc gia muốn xác thực.
Màn hình chính website tra cứu thông tin hàng hóa có xuất xứ từ CHLB Đức
PV: Sản phẩm có CO CHLB Đức & Sản phẩm Made In Germany có được hiểu là một không và nếu có khác biệt thì ông có thể nói rõ.
Ông Tưởng Phi Thái: Sản phẩm gắn Made In Germany bao hàm Sản phẩm có CO CHLB Đức, ngược lại thì không. Nói đơn giản Sản phẩm có CO Đức được xuất đi từ Đức nhưng vẫn thiếu một số điều kiện để có thể gắn nhãn Made In Germany. Do vậy 2 phạm trù trên có sự khác biệt.
PV: Như vậy, Sản phẩm như thế nào thì đạt và đủ điều kiện gắn nhãn MADE IN GERMANY thưa ông?
Ông Tưởng Phi Thái: Dưới góc độ pháp luật quốc tế, định nghĩa xuất xứ hàng hóa được nêu trong Điều 3(b) Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO như sau: "Một nước được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như hàng hóa được hoàn toàn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó thì nước xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng".
PV: Nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng được hiểu như nào cho đúng?
Ông Tưởng Phi Thái: Theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức. Một sản phẩm để được dán nhãn "Sản xuất tại Đức" (Made in Germany) phải đảm bảo nguyên liệu chính có xuất xứ từ Đức và hoạt động sản xuất, tinh chỉnh tại Đức đáng kể đến mức quyết định chất lượng và trị giá sản phẩm.
PV: Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có nhiều sản phẩm quảng cáo sử dụng Công Nghệ Đức thì được hiểu đúng như thế nào thưa ông?
Ông Tưởng Phi Thái: Không chỉ tại thị trường Việt Nam, mà ngay cả các thị trường khó tính khác, việc một số nhãn hàng sử dụng một số cụm từ như: Công nghệ Đức, Thiết kế bởi công ty abc Đức, Được nghiên cứu và phát triển bởi công ty abc Đức, hay thậm chí Sản phẩm được công ty abc Đức cung cấp nhưng được sản xuất ở một nước bất kỳ sau đó chuyển về CHLB Đức làm nốt các công đoạn cuối cùng mà không tác động đáng kế tới chất lượng & giá trị sản phẩm,vv …đều nhằm mục đích tăng hệ số tin tưởng của người tiêu dùng cho hàng hóa mình cung cấp, hay thậm chí là nhập nhằng lừa dối người tiêu dùng.
PV: Ông có lời khuyên nào cho người tiêu dùng đối với sản phẩm Made In Germany, tránh việc nhập nhằng như trên?
Ông Tưởng Phi Thái: Theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, các nhà sản xuất được tự xác định xuất xứ hàng hóa và tự chịu trách nhiệm với công bố đó. Việc một nhà sản xuất dán nhãn xuất xứ sai có thể phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại và bị hải quan tịch thu hàng hóa. Vì vậy khi người tiêu dùng mua hàng với tiêu chí sản phẩm đủ điều kiện gắn Made In Germany thì hoàn toàn có thể yêu cầu nhà cung cấp xác thực việc này, sau đó tìm Partner tại Việt Nam của nhà cung cấp đó trên Website của hãng.
PV: Xin cảm ơn Ông!