MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm "thần thánh" của người Nhật

26-01-2022 - 22:45 PM | Lifestyle

Những người có thói quen tiết kiệm sẽ thường đi dạo trên đường và tìm kiếm món đồ mà người khác tặng lại.

Việc tiết kiệm luôn là vấn đề được các quốc gia trên thế giới dành nhiều sự quan tâm. Thế nhưng, người Nhật lại có những bí quyết tiết kiệm độc đáo và đầy thú vị. Theo đó, chúng ta có thể tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, đôi khi bạn cũng chẳng hề để ý tới.

Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm thần thánh của người Nhật - Ảnh 1.

Trước khi suy nghĩ đến những việc to lớn khác, bạn có thể học tập 10 thói quen tiết kiệm dưới đây:

1. Tính toán đến con số chi tiết nhất trong các khoản tiền chi tiêu của các thành viên

Người Nhật tính toán rất kỹ trong vấn đề tiền bạc. Nếu như bạn đảm nhiệm vai trò quản lý chi tiêu trong gia đình thì nhất định phải tính toán chi phí cho từng cá nhân, dự trù chi phí phát sinh và đảm bảo mức chi tiêu cho cả gia đình.

2. Trước khi mua những món đồ cao cấp, hãy tự nhẩm trong đầu: "Số tiền đó sẽ mua được bao nhiêu thứ khác"

Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm thần thánh của người Nhật - Ảnh 2.

Trước khi quyết định mua hàng hiệu hay những món đồ đắt đỏ, người Nhật thường có thói quen tính toán trong đầu: Số tiền đó có thể mua được những gì?

Ví dụ: Mua một chiếc túi hàng hiệu với mức giá có thể trả tiền sữa cho con trong vòng 8 tháng hay đủ chi tiền thức ăn cho cả nhà trong 5 tháng.

Phép so sánh sẽ giúp họ hình dung được cái nào quan trọng và cần thiết hơn. Đồng thời, đó cũng là cái cớ để họ thổi bay ham muốn nhất thời của bản thân.

3. Không gọi đồ uống trong quán cà phê

Cho dù ở trong một quán cà phê sang trọng hay ở bất kỳ nơi nào khác, người Nhật luôn có cách xử sự mang nét độc đáo của riêng mình.

Nếu có khả năng chi trả, họ sẽ lựa chọn món mình ưa thích một cách kỹ càng nhất. Nhưng nếu để tiết kiệm thì thông thường họ sẽ chỉ gọi một phần ăn bao gồm cả bánh và nước, chứ không gọi đồ uống riêng trong quán cà phê.

4. Sử dụng loại giấy vệ sinh chỉ có một lớp

Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm thần thánh của người Nhật - Ảnh 3.

Người Nhật Bản cho rằng khăn giấy hay giấy vệ sinh đều như nhau, cho dù nó có một lớp hay nhiều lớp. Vì vậy, họ chỉ chọn loại giấy một lớp có giá thành rẻ nhất để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

5. Tái chế đồ dùng

Ở Nhật Bản, nhiều gia đình đặt những đồ dùng không còn sử dụng ở trước cửa nhà và kèm theo một tấm bảng với nội dung "hy vọng bạn cần đến chúng”. Ngoài ý thức bảo vệ môi trường, người Nhật rất sợ khi bị thu phí xử lý chất thải với mức giá cắt cổ.

Những người có thói quen tiết kiệm sẽ thường đi dạo trên đường và tìm kiếm những món đồ mà người khác tặng lại.

Thật ra, nhiều nước châu Âu cũng có thói quen tái sử dụng đồ dùng này. Họ thường đặt những món đồ không dùng đến lên một chiếc xe đẩy và tặng cho những người có nhu cầu.

6. Đổ nước vào chai dầu gội đầu gần hết và dùng cho đến giọt cuối cùng

Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm thần thánh của người Nhật - Ảnh 4.

Nếu không dùng đến giọt cuối cùng của chai dầu gội hay thậm chí cả miếng kem cuối cùng của tuýp đánh răng thì người Nhật sẽ cảm thấy không thoải mái. Đương nhiên, không chỉ có người Nhật mà nhiều người trên thế giới cũng cảm thấy như vậy.

Thậm chí đã đổ nước vào chai dầu gội đầu, lắc đều và tiếp tục sử dụng hay đã cắt tuýp kem đánh răng và dùng hết lớp kem bám trên thành thì người Nhật vẫn có một suy nghĩ: Nhà sản xuất nên nghiên cứu cách để có thể dùng hết sản phẩm mà không lãng phí một giọt nào.

Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm thần thánh của người Nhật - Ảnh 5.


7. Chọn ăn món có giá rẻ nhất

Người Nhật có thể bỏ thời gian để so sánh và đối chiếu để tìm sản phẩm có giả cả kinh tế nhất. Nhờ vào sự tỉ mỉ này, họ rèn luyện được khả năng lựa chọn những sản phẩm đủ 3 yếu tố: Ngon, bổ, rẻ.

Người Nhật nổi tiếng trong việc tiết kiệm thời gian để làm việc. Chính vì thế, họ chọn cách ăn uống qua loa ở các cửa hàng tiện lợi cũng là chuyện thường thấy.

Tuy nhiên, "văn hóa bento" (văn hóa làm cơm hộp mang đi học và đi làm) của người Nhật không phải tự nhiên mà có. Mặc dù các món ăn trong hộp cơm mang theo không quá đặc sắc và phong phú nhưng nó đã được chế biến bởi các nguyên liệu đơn giản và tươi ngon nhất, tất nhiên rẻ tiền phải được đặt lên hàng đầu.

8. Không gọi đồ nhắm trong tiệm bia, quán nhậu

Không gọi đồ uống trong quán cà phê: Câu nói tưởng chừng ngược đời nhưng là 1 trong 10 thói quen tiết kiệm thần thánh của người Nhật - Ảnh 6.

Người Nhật thường không muốn tiêu tiền cho những thứ không cần thiết và đồ nhắm cũng là một trong số đó. Họ không quan tâm người xung quanh có phản ứng thế nào, tiết kiệm là trên hết.

9. Tiết kiệm chi phí giữ ấm

Mùa đông ở Nhật Bản thường rất lạnh.

Để tiết kiệm chi phí máy sưởi cho mùa đông, người Nhật sẽ chọn cách mặc những chiếc áo thật dày, đến đêm thì cả gia đình có thể ngủ ngay dưới bàn sưởi để giảm thiểu tiêu hao quá nhiều điện.

10. Tận dụng đồ ăn thử trong siêu thị

Người Nhật Bản rất thích đi dạo siêu thị, đặc biệt khi siêu thị có tổ chức các chương trình nếm thử món ăn.

Họ thường ghé vào các quầy ăn thử. Điều này giúp họ cảm thấy vui vẻ và quan trọng hơn là những món ăn miễn phí sẽ giúp họ no bụng mà không phải tốn tiền.

Trên thực tế, không phải người Nhật nào cũng có thói quen như vậy. Nhưng theo một vài thống kê, khi đã muốn tiết kiệm thì đa số người Nhật đều sử dụng những phương pháp trên.

Bạn cũng có thể áp dụng một số bí quyết trên để hình thành nên thói quen tiết kiệm cho chính mình.

(Nguồn: NetEase)

https://afamily.vn/khong-goi-do-uong-trong-quan-ca-phe-cau-noi-tuong-chung-nguoc-doi-nhung-la-1-trong-10-thoi-quen-tiet-kiem-than-thanh-cua-nguoi-nhat-20220125180837694.chn

Theo Dân

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên