MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không lao động nặng nhọc nhưng vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề về xương: Bác sĩ cảnh báo xem xét lại chế độ dinh dưỡng ngay

18-05-2022 - 08:17 AM | Sống

Không lao động nặng nhọc nhưng vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề về xương: Bác sĩ cảnh báo xem xét lại chế độ dinh dưỡng ngay

Bệnh lý về xương không còn quá xa lạ nhưng điều nguy hiểm là nó đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt ở nhóm dân văn phòng.

Bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trên Thế giới. Những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp là đau mỏi vai gáy, đau lưng, bệnh lý cổ tay, bàn tay… Biểu hiện của bệnh có thể từ nhẹ như những cơn đau nhức trong khoảng thời gian ngắn, đến nặng thành đau mạn tính, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân của tình trạng này là do cột sống phải chịu áp lực lớn từ trọng lực cơ thể trong thời gian dài, các cơ phải liên tục gồng lên để giữ tư thế, giảm tưới máu cho bàn tay do thói quen tì đè bàn tay, cổ tay lên bàn làm việc.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chưa ý thức được sự nghiêm trọng của căn bệnh này. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Phương Anh; Giảng viên bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã đưa ra lời cảnh báo về tình trạng mất cân bằng trong chế độ ăn dẫn tới các vấn đề về xương.

Không lao động nặng nhọc nhưng vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề về xương: Bác sĩ cảnh báo xem xét lại chế độ dinh dưỡng ngay lập tức - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Phương Anh

Dinh dưỡng tác động như thế nào đến bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng?

1. Tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp do trọng lượng cơ thể quá cao hay quá thấp

Trọng lượng cơ thể càng cao thì nguy cơ cột sống phải chịu áp lực càng lớn, ngược lại trọng lượng cơ thể thấp lại không đủ cơ để giữ tư thế dẫn đến tình trạng mau mỏi các khớp. Do vậy, duy trì trọng lượng cơ thể ở ngưỡng khỏe mạnh chính là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp này.

Để đánh giá trọng lượng cơ thể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index). Nếu BMI nằm dưới 18.5 kg/m2 thì được xem là suy dinh dưỡng, trong khoảng từ 18.5 - 25 kg/m2 là bình thường, còn trên 25 là thừa cân/ béo phì.

Để giảm thiểu tác động của trọng lượng cơ thể lên bệnh lý cơ xương khớp, mọi người nói chung và dân văn phòng nói riêng nên thực hiện chế độ ăn đủ năng lượng để duy trì trọng lượng cơ thể trong ngưỡng khỏe mạnh.

2. Tăng nguy cơ loãng xương do thiếu vitamin D

Do tính chất công việc phải ngồi làm việc trong văn phòng, ít cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên khá nhiều dân văn phòng có tình trạng thiếu vitamin D. Trong cơ thể, vitamin D có vai trò giúp tăng hấp canxi từ ruột vào máu và tăng lắng đọng canxi vào xương.

Do vậy, thiếu vitamin D làm gia tăng nguy cơ loãng xương, dẫn đến các triệu chứng do bệnh này gây ra như đau mỏi xương, nặng hơn là gia tăng nguy cơ gãy dù chỉ va chạm nhẹ. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần sử dụng những thực phẩm có tăng cường vitamin D, thường vitamin này được bổ sung trong sữa hay các chế phẩm từ sữa.

Không lao động nặng nhọc nhưng vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề về xương: Bác sĩ cảnh báo xem xét lại chế độ dinh dưỡng ngay lập tức - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Duy trì cân nặng hợp lý - chìa khoá trong việc điều trị & phòng ngừa bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng

Các nghiên cứu cho thấy thừa cân - béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp do cân nặng dư thừa gây tăng áp lực lên xương khớp, đặc biệt ở các khớp chịu lực như các khớp vùng lưng, khớp háng, khớp gối... Người thừa cân - béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao gấp 4-5 lần so với người bình thường.

Ngược lại, những người suy dinh dưỡng mặc dù có trọng lượng cơ thể thấp hơn, các khớp ít chịu lực cơ thể hơn nhưng lại đi kèm với tình trạng thiếu cơ và yếu cơ, dẫn đến nhanh mỏi các khớp.

Do vậy, duy trì cân nặng ở ngưỡng khỏe mạnh chính là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị nhóm bệnh lý này.

Để đánh giá cân nặng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index). BMI được tính theo công thức và diễn giải như sau:

BMI = cân nặng (kg) / [ chiều cao x chiều cao (m) ]

BMI (kg/m2)

Tình trạng dinh dưỡng

< 18.5

Suy dinh dưỡng

18.5 - 25

Bình thường

25 - 30

Thừa cân

≥ 30

Béo phì

Nếu bạn bị suy dinh dưỡng (BMI < 18.5 kg/m2), bạn cần tăng thêm năng lượng ăn vào để tăng cân. Trung bình mỗi ngày bạn cần nạp thêm 300-500 kcal. Để đáp ứng mức nhu cầu năng lượng tăng thêm này, bạn có thể chỉ cần uống thêm 1 hộp sữa cao năng lượng (Ensure, Sure Prevent...) hoặc ăn thêm 1-2 cữ phụ.

Ngược lại, nếu bị thừa cân - béo phì, bạn cần tiết chế năng lượng nạp vào để giảm cân. Trung bình mỗi ngày bạn cần giảm 300-500 kcal. Ngoài việc giảm thức ăn nạp vào, bạn cũng cần tăng thời gian vận động. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về hình thức tập luyện để giảm cân mà không gây hại cho khớp.

Không lao động nặng nhọc nhưng vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề về xương: Bác sĩ cảnh báo xem xét lại chế độ dinh dưỡng ngay lập tức - Ảnh 3.
https://cafef.vn/khong-lao-dong-nang-nhoc-nhung-van-co-nguy-co-mac-cac-van-de-ve-xuong-bac-si-canh-bao-xem-xet-lai-che-do-dinh-duong-ngay-2022051610373441.chn

Thùy Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên