Không phải Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, đây mới là địa phương có thu nhập khi đi làm việc cho các doanh nghiệp cao nhất cả nước
Thu nhập bình quân tháng một lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2017 đạt 8,3 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2016.
- 22-09-2019Thứ trưởng muốn minh định rõ 'made in Việt Nam'
- 22-09-2019Chủ tịch Công ty May sông Hồng: Đành mặc kệ các "học giả" trên trời tranh cãi mỗi việc thêm hay bớt giờ làm việc, bao giờ cạn kiệt sức lực thì thôi…
- 22-09-2019Dòng vốn đầu tư kỷ lục vào Bình Thuận
- 22-09-2019Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vay vốn Trung Quốc, bị nhiều phụ thuộc
Doanh nghiệp Việt Nam là khu vực kinh tế đóng góp quan trọng nhất vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý, nghiên cứu sử dụng thông tin phục vụ mục tiêu phát triển doanh nghiệp cả nước và các địa phương, từ năm 2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) biên soạn và công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam thường niên.
Theo thống kê của Sách trắng, thu nhập bình quân tháng một lao động làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD cả nước giai đoạn 2016-2017 đạt 7,89 triệu đồng, tăng 34,2% so với thu nhập bình quân giai đoạn 2011-2015.
Với năm 2017, thu nhập bình quân tháng một lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2017 đạt 8,3 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2016. Cụ thể mức thu nhập được tính toán theo các ngành nghề, khu vực như sau:
Xét theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2017 đạt cao nhất với 9,41 triệu đồng, tăng 12,5% so với năm 2016 (trong đó, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân lao động đạt cao nhất trong các ngành kinh tế với 21,6 triệu đồng); khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,76 triệu đồng, tăng 8,5% (trong đó ngành sản xuất và phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất với 16,1 triệu đồng); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế với 5,25 triệu đồng, tăng 3,9% so với năm 2016.
Theo loại hình doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2017 đạt cao nhất với 11,91 triệu đồng, tăng 4,4% so với năm 2016 (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 11,35 triệu đồng, tăng 0,8%); khu vực doanh nghiệp FDI đạt 9,04 triệu đồng, tăng 6,2%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước mặc dù có mức thu nhập của người lao động thấp nhất trong 3 loại hình doanh nghiệp năm 2017 với 7,37 triệu đồng nhưng là khu vực có tốc độ cải thiện thu nhập cho người lao động nhanh hơn, tăng 15,1% so với năm 2016.
Theo địa phương: Các địa phương có mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2017 cao nhất cả nước là những địa phương thuộc các trung tâm công nghiệp, thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả những năm qua, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 10,4 triệu đồng; thành phố Hồ Chí Minh 9,85 triệu đồng; Hà Nội 9,19 triệu đồng; Bắc Ninh 8,98 triệu đồng; Đồng Nai 8,82 triệu đồng; Thái Nguyên 8,74 triệu đồng; Quảng Ninh 8,29 triệu đồng; Bình Dương 8,19 triệu đồng…
Những địa phương có mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp năm 2017 dưới 5 triệu đồng, thấp nhất cả nước gồm: Bạc Liêu 4,17 triệu đồng; Điện Biên 4,32 triệu đồng; Sơn La 4,58 triệu đồng; Đắk Nông 4,64 triệu đồng; Đắk Lắk 4,74 triệu đồng; Thanh Hóa 4,91 triệu đồng.
Trí Thức Trẻ